• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà phê Việt: Khó đi xa vì thu hoạch xanh

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 13/08/2010
Ngày cập nhật: 14/8/2010

Khảo sát cho thấy tại vùng Tây Nguyên - thủ phủ cà phê của Việt Nam - chỉ có 11% số hộ hái cà phê khi trái đã chín, trên 80% số hộ hái tuốt cà phê lúc còn xanh. Cục trồng trọt cho biết, khả năng cạnh tranh của cà phê trong nước thấp vì cách thu hoạch cà phê không đúng quy trình kỹ thuật. Hái cà phê lúc còn xanh sẽ làm nhân cà phê đạt chất lượng thấp, dẫn đến cà phê chất lượng cao khi giao dịch chỉ chiếm tỷ lệ 30%, còn 70% giao dịch ở thị trường trung bình...

Còn lệ thuộc môi giới

Hiện nay dù thương hiệu cà phê Việt đã được đánh giá cao trên thị trường thế giới, tuy nhiên, cà phê Robusta của Việt Nam tham gia thị trường thế giới chỉ lọt vào nhóm 4 (bán được với mức giá thấp). Cà phê Robusta được thị trường thế giới mua để đấu trộn trong quy trình sản xuất cà phê hòa tan. Dù đã là nước xuất khẩu cà phê với số lượng không nhỏ, nhưng vai trò điều tiết thị trường thế giới hầu như không có. Buôn bán vẫn còn phải thông qua trung gian, môi giới. Kết quả phân tích SWOT cho biết cà phê Việt Nam có năng lực cạnh tranh yếu.

Một trong những nguyên nhân làm cho khả năng cạnh tranh còn thấp của cà phê Việt Nam là tình trạng yếu kém trong quá trình sản xuất. Thói quen thu hoạch cà phê khi còn xanh là một điển hình về sự lạc hậu trong khâu sản xuất. Thu hoạch cà phê xanh sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây cà phê. Tại Tây Nguyên chỉ có 11% số hộ hái cà phê chọn trái chín, trên 80% số hộ hái tuốt cà phê xanh. Có 15% số hộ thu hoạch chỉ tuốt 1 lần/vụ, 65% số hộ hái 2 lần/vụ, chỉ có 20% số hộ hái 3 lần/vụ. Bên cạnh sự bất cập của “cà phê xanh”, cà phê Việt còn có một bất cập nữa là thiếu nhân công. Khi vào mùa thu hoạch nhiều chủ vườn phải rất vất vả trong việc tìm nhân công. Không ít chủ vườn sau khi thuê được nhân công, dù cà phê còn xanh vẫn cho thu hoạch sớm (vừa có người thu hoạch, vừa đỡ mất công canh giữ vườn cà phê bị hái trộm). Hiện nay việc thu hoạch cà phê phần lớn là sử dụng lao động thủ công. Mức độ triển khai áp dụng những khuyến cáo của các nhà khoa học như ứng dụng cơ giới hóa khâu thu hoạch, sử dụng giống cà phê rải vụ để giảm áp lực sử dụng lao động thủ công... vẫn còn nhiều hạn chế.

Cần một hướng phát triển

Mục tiêu phấn đấu của cà phê Việt Nam đến năm 2020 là phải đạt sản lượng 1,16 triệu tấn/năm, năng suất 2,4 tấn/ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 - 2,5 tỷ USD. Để có thể đạt được mục tiêu này là kế hoạch tăng cường đầu tư thiết bị chế biến hiện đại. Dự kiến đến năm 2015 yêu cầu 100% cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Song song đó là tập trung nghiên cứu giống, quy trình canh tác, sơ chế, bảo quản... để nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho cà phê Việt. Một vài hướng phát triển khác như thành lập Viện nghiên cứu cà phê, thực hiện những chính sách ưu đãi phù hợp giúp nông dân cải tạo vườn cà phê lâu năm cũng được các cơ quan chức năng có liên quan tính đến.

Tuy nhiên trong hướng phát triển sắp tới cho cà phê Việt Nam, rất cần có một kế hoạch phát triển phù hợp, dự báo chính xác. Chẳng hạn các địa phương ở Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ do cà phê năng suất thấp, khó cạnh tranh với cây trồng khác nên cần sớm chuyển sang trồng cao su, cỏ chăn nuôi, hồ tiêu, cây ăn trái... Cây cà phê chỉ tập trung phát triển ở địa bàn thích hợp cho năng suất và chất lượng cao. Cụ thể là “vùng tứ giác” Tây Nguyên (các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng). Quy hoạch đến năm 2020 tại “vùng tứ giác” Tây Nguyên có khoảng 459.500 ha cà phê. Giảm bớt diện tích trồng cà phê ở 3 vùng Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ, trung du và miền núi phía bắc. Riêng vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020 sẽ không còn trồng cà phê. Cần làm rõ những dự báo phát triển còn bất cập như theo Cục trồng trọt thì đất trồng cà phê trong 10 năm nữa sẽ giảm (khoảng 500.000 ha). Dự báo này khác với dự báo của Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn là vào năm 2012 diện tích cà phê cả nước tăng lên 570.000 ha!

Theo Cục trồng trọt giá xuất khẩu cà phê dao động từ 161 USD/tấn (cà phê chất lượng trung bình) đến 485 USD/tấn (cá phê chất lượng cao). Cà phê chất lượng cao của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 30%, 70% là mức trung bình, với khối lượng xuất khẩu khoảng trên 1 triệu tấn/năm, tính ra mức thiệt hại do chênh lệch xuất khẩu là rất lớn.

PHƯƠNG DUY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang