• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hương Thọ (Thừa Thiên Huế): Hiệu quả kinh tế từ măng tre

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 12/08/2010
Ngày cập nhật: 14/8/2010

Gần 10 năm nay, mô hình trồng tre lấy măng ở xã Hương Thọ (Thừa Thiên Huế) đã mang lại hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi. Nhiều người dân của xã thoát cảnh nghèo đói thậm chí giàu lên nhờ trồng tre lấy măng. Hiện nay, mô hình trồng tre lấy măng đang được chính quyền xã cùng bà con nông dân đầu tư mở rộng diện tích trên những vùng đất trống, hoang hóa và thay thế những cây ăn quả mang lại thu nhập thấp.

Hiệu quả kinh tế cao

Trước đây diện tích đất bị cát bồi lấp trong trận lụt 1999 của xã được bà con trồng đậu, lạc nhưng không thu nhập được là bao lại mất chi phí đầu tư cao nên nhiều người đã bỏ đất hoang. Năm 2002 được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, hỗ trợ một số cây giống và phổ biến kiến thức về giá trị của cây măng tre, người dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng tre lấy măng. Kết quả đã mang lại nhưng giá trị kinh tế cao, hiện nay nó trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân nơi đây. Giống măng được trồng chủ yếu là măng điền trúc và măng tre vàng.

Măng điền trúc bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, năng suất cao bình quân mỗi mụt măng khoảng 3 - 4 kg. Hàng năm người dân thu hoạch được hàng chục tấn măng này. Vào mùa thu hoạch đại trà giống măng này bán được giá cao hơn so với măng tre vàng. Tuy nhiên nó lại không cho thu nhập quanh năm nên bà con cũng kén chọn.

Khác với cây măng điền trúc, măng tre vàng đã được trồng từ lâu đời ở đây nhưng đến năm 2003 thì được trồng đại trà với diện tích trên 6 ha. Loại này cho thu nhập quanh năm, khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 giá bán rất cao vì các loại măng khác không cho thu hoạch, có lúc lên đến 8000 đồng/kg. Hàng năm, 9 ha cây măng tre của vùng, tuy diện tích còn rất nhỏ, chủ yểu là đất tận dụng nhưng nó mang lại thu nhập cho người dân hàng trăm triệu đồng, lại cho thu hoạch quanh năm lúc nào người dân cũng có tiền từ việc bán măng. Những vùng trồng măng tre chủ yếu của xã là thôn Liên Bằng, thôn Thạch Hàn, khu định cư…

Đến với người dân trồng măng tre nơi đây, thấy khuôn mặt ai cũng rạng ngời. Họ không dấu được niềm vui mà cây măng tre đã mang lại cho gia đình mình. Nhà cửa khang trang, con cái được học hành là nhờ những vườn măng mà họ có được. Vợ chồng ông Trần Hữu Thảo vui vẻ tiếp chúng tôi: “Tui tiếc là không trồng cây măng tre sớm hơn, nếu trồng sớm chắc gia đình tui còn khá hơn nữa. Nhờ cây măng tre này tui đã nuôi được cô con gái học ra trường làm cô giáo rồi, ngoài ra còn mua sắm được tiện nghi sinh hoạt trong nhà nữa”. Ông Thảo sôi nổi phân tích: “Tui đất ít nên trồng được khoảng 100 bụi thôi nhưng tháng nào tui cũng có thu nhập gần triệu bạc từ măng tre này”.

Những hộ trồng nhiều măng tre ở đây là phải nói tới ông Lê Đoàn, Hồ Quốc Dũng… Hiện nay thu nhập chính của các gia đình này là từ cây măng tre, hàng năm ông Hồ Quốc Dũng ở khu định cư thu 60 - 70 triệu đồng từ loại cây này. Dù trưa hè nắng nóng nhưng ông bà vẫn say sưa kể về loại cây đã giúp vợ chồng ông nuôi được 3 người con học đại học và cô con gái út đang học lớp 12. Ông tâm sự: “Hiện tui đang có 2 ha cây măng tre cả điền trúc và tre vàng tuy mới thu hoạch được 1 ha nhưng đã thu được gần 70 triệu đồng/năm”. Chưa dừng lại ở đó ông Dũng còn dự định chuyển những giống cây kinh tế khác trong vườn sang trồng toàn bộ măng tre.

Chi phí đầu tư thấp

Măng tre đã mang lại hiệu quả rất thiết thực cho người dân nơi đây, nó không chỉ dễ trồng dễ bán, dễ chăm mà chi phí đầu tư cho nó lại vô cùng thấp thậm chí nhiều hộ không mất chi phi đầu tư cho giống cây này. Chi phí trồng măng thấp nhất so với các loại cây trồng của xã nhưng lại cho thu nhập rất cao. Bình quân một gốc măng chỉ mất khoảng 8000 đồng phân NPK, nhiều gia đình tận dụng phân gia súc, gia cầm để bón.

Chị Huỳnh Thị Hiệu tâm sự: “Vườn măng nhà tui hầu như không mất tiền chi phí, giống măng thì tách từ những gốc có sẵn mà nhân rộng ra, phân thì lấy phân gia súc gia cầm. Tui thấy trồng măng rất hiệu quả, không chi phí mà cũng không lo mất mùa, lúc nào gia đình tui cũng có thu nhập từ măng”. Trung bình mỗi năm gia đình chị thu nhập được 16 - 17 triệu từ măng cộng với những thu nhập khác anh chị cũng có hàng chục triều đồng. Nhờ vậy mà anh chị đỡ khó khăn trong việc nuôi 4 người con đang tuổi ăn tuổi học của mình. Theo chị Hiệu thì măng tre cũng là loại sản phẩm dễ bán. Từ 4 giờ đến 5 giờ sáng hàng ngày, lái buôn về tận nhà gõ cửa mua măng.

Không những đầu tư chi phí thấp mà cây măng còn ít sâu bệnh, chăm sóc lại dễ dàng, ông Thảo cho biết: “chỉ việc phát dọn các cành cây phụ là được không phải thuốc men gì cả”. Phó Chủ tịch UBND xã Hương Thọ ông Nguyễn Văn Chúng cho biết: “Từ khi có mô hình trồng măng cho đến nay chưa thấy vườn măng nào của xã bị sâu bệnh”.

Chị Tống Thị Huệ ở khu định cư tâm sự: “Tui thấy chưa có loại cây nào dễ trồng mà lại thu nhập cao như cây măng tre”. Nói vậy bởi lúc đầu đất trong vườn nhà chị phải bỏ hoang vì trồng cây gì cũng không cho thu hoạch nên đành trồng thử cây măng cho đỡ phí đất. Không ngờ việc trồng thử của chị lại cho thu nhập thật nên càng ngày cây măng tre lại càng được vợ chồng chị nhân rộng.

Chống chọi tốt với thời tiết khắc nghiệt

Đợt nắng nóng vừa qua đã làm cho nhiều cây trồng kinh tế không cho thu nhập, nhưng với cây măng thì không hề bị ảnh hưởng. Đến với những vùng trồng măng tre vào thời điểm này, thấy bà con hăng hái thu hoạch vì măng vừa được mùa lại vừa được giá. Đây là loại cây chịu hạn hán và lũ lụt rất tốt, không những có giá trị ở những vùng đất bồi mà trên những vùng đất đồi, đất dốc, đất hoang hóa nó vẫn sinh trưởng tốt. Trong tình hình thời tiết khắc nghiệt như hiện nay đây là giống cây cần được coi trọng và nhân rộng. Không biết từ bao giờ cây măng tre đã trở thành niềm tự hào của nhiều người dân nơi đây.

Khi hỏi về định hướng những năm tới cho loại cây này ông Nguyễn Văn Chúng - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Thọ cho biết: Hiện nay, măng đã trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho xã. Mặc dù diện tích còn ít chủ yếu là đất tận dụng của bà con nhưng nó lại là nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân nơi đây. Sắp tới chính quyền xã sẽ cùng bà con nông dân tìm cách nhân rộng diện tích trồng măng trên toàn địa bàn xã. Mặt khác chính quyền sẽ liên hệ với hệ thống các siêu thị trong tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm măng tre cho người trồng măng.

Hải Thuận

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang