• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi đà điểu - một vốn, bốn lời

Nguồn tin: SGGP, 17/1/2006
Ngày cập nhật: 18/1/2006

Năm 1996, trong một chuyến công tác châu Phi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ nhận thấy nghề nuôi đà điểu ở đây phát triển rất mạnh, dễ triển khai mà lại cho giá trị kinh tế cao, ông quyết định mang về 100 quả trứng giống, giao cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi quốc gia) ấp nở được 38 con và nuôi thử nghiệm.

Đại bản doanh của đà điểu Việt Nam

Trại nghiên cứu đà điểu nằm nép dưới chân núi Ba Vì (Hà Tây) có tổng diện tích 15 ha, được thành lập năm 1997, sau khi Nhà nước chính thức phê duyệt Dự án Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam. Trại có 60 cán bộ công nhân viên, trong đó 17 cán bộ nghiên cứu có trình độ đại học trở lên, gồm 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ. Đây là đội ngũ chuyên gia đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về loài đà điểu.

Trại trưởng Bạch Mạnh Điều cho biết, cùng với 38 đà điểu con ban đầu, năm 1998 trại nhập thêm 150 đà điểu bố mẹ gốc từ Australia. Trong những năm qua đã có trên 3.000 đà điểu giống được ấp nở từ đây và được cung cấp cho các trang trại chăn nuôi ở 23 tỉnh thành thuộc các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước.

Tại thời điểm này, trại có hơn 1.000 con giống từ mới nở đến 10 tháng tuổi. Con trống lớn nhất có chiều cao hơn 2m, nặng khoảng 140 kg; con mái thường cao 1,7- 1,9m và nặng khoảng 110 kg. Đà điểu là giống ưa chạy, chúng càng chạy nhiều thì cặp đùi càng săn chắc và thịt càng thơm ngon.

Dẫn chúng tôi theo những đường hầm ngoắt ngoéo, có hệ thống phun thuốc sát trùng như mưa phùn quanh trại, ông Bạch Mạnh Điều cho biết: “Từ khi có dịch cúm gia cầm, mặc dù trên cả nước chưa hề phát hiện trường hợp đà điểu bị lây nhiễm, nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ nên tập thể cán bộ, công nhân viên của trại vẫn luôn thực hiện rất nghiêm túc quy trình tẩy trùng toàn khu vực trại, bất cứ ai vào trại cũng đều phải thay quần áo, giày ủng và tẩy trùng. Các trang thiết bị mới vận chuyển tới cũng được khử trùng trước khi sử dụng”. Ngoài ra, theo định kỳ, đà điểu còn được tiêm vaccine và dùng kháng sinh phòng bệnh.

Sản phẩm từ đà điểu, đa dạng và kinh tế

Theo bà Nguyễn Thị Quảng, Trưởng phòng nghiệp vụ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, thứ quý giá đầu tiên của đà điểu chính là thịt. Thịt đà điểu ăn rất thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là không có gân và hàm lượng cholesterol rất thấp.

Cũng theo người phụ trách cửa hàng giới thiệu sản phẩm từ đà điểu tại 145 Kim Mã - Hà Nội này, hiện có gần 30 nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội thường xuyên mua thịt đà điểu ở đây với giá 200.000 đồng/kg, tại TP Hồ Chí Minh, giá bán có nhích lên một chút là 260.000-270.000 đồng/kg. Trên thị trường quốc tế, loại “thịt sạch của thế kỷ 21” này được bán với giá 25-30 USD/kg.

Nguồn lợi kinh tế tiếp đến của đà điểu là da. Giới chuyên môn đều thống nhất rằng loại da này đẹp và bền hơn da cá sấu; nó được dùng để sản xuất các sản phẩm thời thượng của con người như: túi xách, ví, áo, giày... Trên thị trường quốc tế, 1m2 da đà điểu có giá 400 USD.

Tại Mỹ, một tấm da rộng 1,2-1,4 m2 giá 550-580 USD, một đôi giày bằng da đà điểu giá 2.000 USD. Lông đà điểu cũng là loại hàng hóa có giá trị cao. Tại châu âu, 1kg lông thô giá 100 USD, 1kg lông tơ giá 2.000 USD. Ngoài ra, vỏ trứng, móng vuốt đà điểu cũng đều được dùng để chế tác thành đồ trang sức hay các sản phẩm mỹ nghệ. 1 vỏ trứng đà điểu giá 60.000 đồng; vỏ trứng đã được chế tác thành hàng mỹ nghệ có giá từ 120.000-600.000 đồng (ở châu Phi giá 80 USD).

Hướng đi triển vọng

Trên thế giới, hiện châu Phi đang dẫn đầu về số lượng chăn nuôi đà điểu với 670.000 con. Châu âu hiện có khoảng 6.500 trang trại với tổng đàn sinh sản hơn 50.000 con. Bắc Mỹ, Australia cũng có nhiều khu chăn nuôi tập trung với số lượng lớn. Châu Á trong 2 thập niên qua, nghề này cũng phát triển rất mạnh: lượng đà điểu của Israel chỉ đứng sau Nam Phi, Trung Quốc hiện cũng có gần 100.000 con...

Mỗi năm, thị trường thế giới cần 10 triệu con đà điểu, song đến nay, nhu cầu này vẫn chưa được đáp ứng đủ. Ví dụ ở châu âu, nhu cầu thịt đà điểu cao gấp 3-4 lần khả năng cung cấp. Vì vậy, giá bán giống rất cao, khoảng 70 USD/trứng giống; 100 USD/đà điểu con mới nở và 350-450 USD/đà điểu giống 3 tháng tuổi.

Với nhiều vùng sinh thái đa dạng như vùng đồi núi trung du các tỉnh phía Bắc, các vùng bãi cát hoang hóa thuộc duyên hải miền Trung Nam bộ… nước ta rất thích hợp cho việc chăn nuôi đà điểu với số lượng lớn. Theo các chuyên gia, nuôi đà điểu không khó, vì thức ăn của chúng rất đơn giản và sẵn có (ngũ cốc, rau, cỏ, cám và thức ăn tổng hợp của gà).

Khả năng thích nghi của chúng cũng rất cao, có thể sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt từ – 30oc đến + 40oC. 10-12 tháng tuổi đà điểu đã cho thu hoạch (100 - 110 kg/con), trừ mọi chi phí thì người nuôi có thể lãi từ 1,5-2 triệu đồng/con. Nuôi đà điểu sinh sản còn lãi hơn.

Một đà điểu mẹ đẻ 40-50 trứng/năm, tỷ lệ ấp thành công là 20-25 đà điểu con; tính ra, mỗi năm, một con đà điểu mẹ có thể cho từ 2 đến 2,5 tấn thịt hơi; một đời đà điểu mẹ kéo dài 10 năm, tương đương với số thịt mà nó sản xuất ra là khoảng 20-25 tấn, gấp gần 10 lần sản lượng thịt hơi của một đời bò cái. Như vậy, chỉ với một “gia đình” đà điểu bố mẹ (2 mái, 1 trống), người nuôi có thể thu nhập 25-30 triệu đồng mỗi năm, lợi nhuận lớn hơn gấp nhiều lần so với nuôi bò hay lợn nái.

Tuy hứa hẹn cho thu lợi lớn nhưng hiện nay nghề nuôi đà điểu mới chỉ được phát triển khá rụt rè ở nước ta. Lý do là vì đây là giống gia cầm lạ, lớn, lại du nhập vào nước ta chưa lâu nên người dân vẫn ngại ngần với đối tượng chăn nuôi mới này.

Thứ hai, người nuôi đà điểu cần nguồn vốn lớn và cần được trang bị đầy đủ về kỹ thuật nên nếu không có cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi tập huấn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho bà con thì khó bảo đảm thành công. Cho tới nay, hầu hết các trang trại tư nhân trên cả nước mới chỉ dám nuôi thử nghiệm 10-50 con, những trang trại nuôi từ 100 đến vài trăm con trở lên hiện chưa nhiều.

Theo chúng tôi, để việc chăn nuôi đà điểu thực sự trở thành một nghề, bền vững, nhất thiết phải có những chính sách đồng bộ với từng bước triển khai cụ thể từ việc nghiên cứu, lựa chọn nguồn gien để tạo ra những giống đà điểu có năng suất cao nhất, tới quy hoạch hệ thống vùng nguyên liệu bền vững, rồi hệ thống thu mua sản phẩm, trang thiết bị, nhà máy sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Được biết, sắp tới, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn sẽ tổ chức một cuộc hội thảo toàn quốc về chăn nuôi đà điểu cho mọi đối tượng quan tâm tham gia và tự đánh giá lợi thế, điều kiện phát triển, tiềm năng cũng như khả năng đầu tư phát triển chăn nuôi đà điểu của mình...

Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang