• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân “hoa mắt” vì dịch bệnh

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 11/08/2010
Ngày cập nhật: 12/8/2010

Dịch heo chưa qua, bệnh lúa lại tới. Quanh năm, nông dân cả nước phải đánh vật với đủ loại thiên tai, dịch bệnh, trong khi mức hỗ trợ không bao nhiêu, thuốc đặc trị cũng chẳng có…

Dịch chồng dịch

Hơn 10 ngày trước, khi thăm đồng, chị Lường Thị Cảnh ở thôn Tăng Sơn, xã Hòa Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang) bất ngờ phát hiện cả sào lúa bị nhiễm một thứ bệnh lạ: lá lúa đổ vàng như nghệ, không lớn được. Phun bao nhiêu thuốc, bón bao nhiêu phân chữa mà bệnh cũng không chuyển, lúa cứ lụi đi. Dịch lan rộng. Nông dân cả làng, cả xã nhao nhác, mất ăn mất ngủ. Ở vùng đất bán sơn địa này, bị mất mùa lúa đồng nghĩa chết đói!

Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa, cho biết căn bệnh lạ hiện đã lây lan ra nhiều xã khác, làm ảnh hưởng tới việc gieo trồng của hàng ngàn hộ gia đình. Trong khi ở xã Thái Sơn bên cạnh, cũng vừa phát hiện thêm một bệnh mới nghi do virus gây ra, cả thửa ruộng đỏ quạch, gân lá lúa có sọc đen, không lớn được. Trường ĐH Nông nghiệp I về kiểm tra, bước đầu khẳng định là dịch “đốm sọc vi khuẩn”.

Ông Nguyễn Văn Mỳ, chủ nhân của 4 sào lúa bị bệnh lạ, bộc bạch: “Nông dân chúng tôi chỉ trông vào thửa ruộng, con heo, con gà để nuôi các cháu ăn học. Nhưng 2 - 3 năm nay, dịch bệnh cứ như ác mộng. Ngoài đồng, lúa bị đủ loại dịch. Chuột, sâu bọ thi nhau cắn phá. Hết ngập lụt lại hạn hán”. Ông kể, năm ngoái, 4 sào lúa trên đã bị nhiễm dịch đốm sọc vi khuẩn. Cả ruộng lúa trồng ròng rã 3 - 4 tháng trời nhưng khi trổ đòng chỉ lên được vài chục bông. Đành cắt về cho trâu, nhưng trâu cũng không thèm ăn, nên phải đốt bỏ ngay trên ruộng. Vậy mà năm nay, lúa mới trồng được 2 tháng, triệu chứng cũ lại tái xuất.

Nước mắt chưa khô vì dịch hại lúa thì heo tai xanh ập về làng. 4 con heo nái đã từng nuôi sống cả gia đình, mỗi con trị giá 3 triệu đồng, bỗng lăn ra chết. Rồi tới 30 con heo bột, mỗi con khoảng 800.000 đồng. Tổng cộng hơn 40 triệu đồng “bay” theo dịch. Heo chết, chủ ngồi khóc vì chôn không kịp. Lúc heo của ông chết UBND tỉnh Bắc Giang chưa công bố dịch, nên không được hỗ trợ đồng nào. Ông kể trong nước mắt: “Cả làng tôi đều có heo bị tai xanh. Tôi còn mất ít, có nhà mất 50 - 60 triệu đồng. Có trang trại tới 700 con heo sữa lăn ra chết cùng một lúc, phải thuê người khiêng chôn”.

Theo ông Ngô Xuân Chiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình), nơi nổi danh một thời với “Bài ca năm tấn”, hiện đang lo sợ nhất là lùn sọc đen hại lúa và heo tai xanh. Ở Tiền Hải, cây lúa vẫn là số một, nhưng bây giờ sâu bệnh tàn phá dữ quá, hàng ngàn nông dân không ăn không ngủ được.

Từ Tiền Hải, dịch khởi phát và lây lan nhanh chóng ra cả tỉnh. Cùng lúc, cả đồng bằng Bắc bộ, cả miền Bắc có đại dịch lùn sọc đen. Để cứu lúa, bà con đổ xô mua thuốc tiêu diệt rầy. Cánh đồng nào cũng mù mịt, sặc sụa hóa chất độc hại. Vừa rồi, Thái Bình là một trong 13 tỉnh ở miền Bắc bị dịch tai xanh hoành hành. Hiện tại, dịch tai xanh ở miền Bắc đã giảm nhiệt, chỉ còn nóng ở hai tỉnh ở biên giới Cao Bằng và Lào Cai. Tuy nhiên, dịch lại đang bùng phát mạnh ở miền Trung và miền Nam với 14 địa phương đang có dịch.

Sớm ngăn chặn dịch

Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết trong đợt dịch heo tai xanh vừa qua, chỉ riêng miền Bắc đã có hàng chục ngàn con heo chết, buộc các doanh nghiệp phải ồ ạt nhập khẩu thịt nước ngoài về, càng làm khó thêm việc quản lý chất lượng thịt nhập khẩu. Hiện nay ở miền Nam, dịch heo tai xanh lại đang lan rộng, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới cân bằng nguồn thực phẩm. Do đó, phải nhanh chóng ngăn chặn dịch heo tai xanh.

Về dịch lùn sọc đen, theo ông Bùi Sỹ Doanh, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, hiện chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù nông dân một vài nơi đang thử nghiệm chế phẩm sinh học Exin HP 4.5 để ức chế sự lây lan của virus và chích hút của rầy lưng trắng tỏ ra khá hiệu quả, nhưng Bộ NN-PTNT lại chưa nghiệm thu, công nhận. Theo ông Doanh, hiện nay để ngăn chặn dịch lùn sọc đen, Ngân sách nhà nước chi 100% kinh phí để trừ dịch. Tuy nhiên, nhiều nơi địa phương phải tự trích ngân sách dự phòng và tiền của nông dân.

Hàng năm, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho nông dân hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị các dịch bệnh nguy hiểm, nên nông dân sẽ còn hứng chịu thiệt hại dài dài. Đã đến lúc không nên dừng ở việc cứ để dịch bệnh xảy ra rồi lại hỗ trợ thiệt hại, phải hướng tới ngăn chặn dịch, sớm tìm ra các loại thuốc đặc trị, giúp nông dân chăn nuôi, trồng trọt sạch, an toàn và đúng kỹ thuật và đây là trách nhiệm của Bộ NN-PTNT.

Văn Phúc Hậu

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang