• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TP. HCM: Thuốc trừ sâu được phun “hồn nhiên” trên rau sạch

Nguồn tin: Lao Động, 04/08/2010
Ngày cập nhật: 6/8/2010

Đó là thực tế ghi nhận được tại vùng sản xuất rau sạch ở Tân Phú Trung, Nhuận Đức - Củ Chi (TP.HCM). Vỏ thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học được người trồng rau sau khi sử dụng vứt ngổn ngang. Không những thuốc bảo vệ thực vật, mà nhiều hộ trồng rau ở đây còn dùng thuốc kích cho rau lớn như thổi...

Vỏ thuốc trừ sâu lăn lóc trên đồng rau!

Có mặt tại khu vực được xem là vựa rau an toàn cung cấp cho TP. HCM, nhưng khi tận mắt chứng kiến, chúng tôi không thể tin được hai từ “rau sạch” đang được nhiều người trồng rau lạm dụng. Tại các khu vực trồng các loại rau, quả như tần ô, xà lách, cải, rau muống, đậu đũa, ổ khoa, mướp đều nhan nhản các vỏ hộp nhựa, nilông thuốc bảo vệ thực vật đủ loại và đủ nguồn gốc khác nhau.

Qua tìm hiểu về quy trình trồng rau sạch, anh Cường - một trong những tổ viên của Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung - cho biết: “Cách trồng rau muống ở đây rất đơn giản. Đất để ươm hạt giống hay trồng rau đều được bón phân hữu cơ.

Sau khi cấy được ba ngày, rau sẽ được bón phân urê hoặc NPK để giúp rau nhanh lên. Bảy ngày sau, rau sẽ được phun một lần thuốc phòng nấm và khi được 13 ngày, người trồng rau sẽ phun thêm lần thuốc phòng sâu bệnh và đến ngày thứ 20 là thu hoạch”. Theo các hộ dân, ở khu vực Tân Phú Trung, tất cả vùng rau đều trồng theo cách trên, nhưng lâu nay vẫn không thấy ai nhắc nhở hoặc hướng dẫn.

Tuy nhiên, khi trao đổi với ông Nguyễn Hoàng - Liên tổ trưởng Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung - thì ông lại đưa ra một quy trình trồng rau an toàn theo cách rất… lý thuyết: “Đối với rau cải sạch, phải được trồng khi đất được ủ phân hữu cơ và sau đó bón một lần phân vô cơ thúc cho rau nhanh lớn. Khoảng 20 ngày thì thu hoạch”. Ông Hoàng còn cho biết thêm, thuốc bảo vệ thực vật được chọn chủ yếu là thuốc trừ sâu gốc cúc - đây là gốc thuốc trừ sâu được nông dân dùng phổ biến hiện nay. Việc kiểm tra chủ yếu dựa trên giấy tờ, sổ sách ghi chép của các tổ viên, để tổ viên tự giác thực hiện đúng quy trình là chủ yếu…

Được biết, diện tích canh tác chỉ riêng tại ấp Đình mỗi ngày Liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung cung cấp từ 1 đến 1,5 tấn cho các siêu thị, trường học và bếp ăn tập thể trên địa bàn TPHCM. Cũng theo ông Hoàng, vào mùa mưa, bệnh trên rau nhiều và nguy hiểm hơn nên việc phun thuốc phòng sâu bệnh cho rau cũng được thực hiện nhiều hơn mùa nắng. Để rau thật sự sạch thì chỉ dùng phân hữu cơ, nhưng công chăm sóc, chi phí sản xuất lại rất tốn kém mà rau lại không đẹp.

Rau sạch bao giờ mới sạch?

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, TPHCM hiện có khoảng 700 ha trồng rau an toàn, cung ứng khoảng 4 tấn rau sạch mỗi ngày. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ của TPHCM mỗi ngày khoảng 250 - 300 tấn. Từ số liệu trên cho thấy, TPHCM chỉ tự chủ được nguồn rau sanh khoảng 20% và 80% còn lại đều có xuất xứ từ các tỉnh, thành khác. Ông Nguyễn Văn Đức Tiến - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM - cho biết, 6 tháng đầu năm, chi cục đã tiến hành lấy hàng ngàn mẫu rau củ tại nhiều khu vực trên địa bàn để xét nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả rau củ bị nhiễm thuốc trừ sâu vượt mức cho phép tại các chợ đầu mối là 1,1%, tại vùng sản xuất là 0,8%.

Thực tế cho thấy, phương pháp để phát hiện ra nhiều loại thuốc trừ sâu để định danh cũng không phải dễ. Đến thời điểm này, phương pháp kiểm tra nhanh thuốc BVTV trên rau được áp dụng phổ biến là bộ dụng cụ GT - Test Kit. Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế chỉ phát hiện được dư lượng các thuốc BVTV gây ngộ độc cấp tính thuộc nhóm lân hữu cơ, nhóm cacbomat và các độc chất ức chế cholinesterase chứ không phát hiện được các độc chất gây hại lâu dài cho cơ thể.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp (KHKTNN) thuộc Viện KHKTNN miền Nam - trong một cuộc hội thảo về rau nhiễm bẩn đã khuyến cáo, trong rau sạch hiện nay có tới 6 hoạt chất thuốc trừ sâu như: Carbofuran (min 98%), hoạt chất thuốc trừ bệnh hại cây trồng (Mafa), thuốc trừ chuột Zine Phosphide (min 80%), thuốc trừ mối Na2SiF6 50% + HBO 10%, 4 hoạt chất thuốc bảo quản lâm sản (Methylene bis thiocyanate 5% + Quaternary ammonium compound 25%…) và 3 hoạt chất thuốc khử trùng kho Aluminium Phosphide…

Điều đáng nói, với cách lập lờ dán mác “rau an toàn”, các sản phẩm đã được đội giá lên từ 20 - 50% so với rau quả bình thường mà vẫn bán chạy. Tuy nhiên, liệu rau an toàn có thực sự an toàn cũng cần phải xem lại.

Võ Tuấn - Lê Tuyết

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang