• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Loay hoay chuyện lúa - tôm

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 02/08/2010
Ngày cập nhật: 3/8/2010

Tại hội nghị Phát triển sản xuất lúa - tôm vùng ven biển ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang vào cuối tuần qua, đa số đại biểu đều thừa nhận sản xuất một vụ lúa xen một vụ tôm đúng là một mô hình phát triển bền vững. Chỉ có điều, cách làm như hiện nay chưa đem lại hiệu quả mong muốn và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hình thức khác nhau...

Theo số liệu thống kê, diện tích canh tác theo mô hình lúa - tôm năm 2009 ở ĐBSCL vào khoảng 140.000 héc ta, tăng 2.000 héc ta so với năm 2008. Các nhà chuyên môn cho rằng, những yếu tố về đất đai, thời tiết, tình hình xâm nhập mặn của vùng này rất thích ứng với cơ cấu sản xuất theo mô hình một vụ lúa, một vụ tôm.

Đây cũng là một hệ thống canh tác mới phù hợp điều kiện khu vực ven biển và mang tính bền vững. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiềm năng phát triển hệ thống canh tác tôm - lúa ở vùng ĐBSCL còn rất lớn, quy mô sản xuất có thể đạt đến 200.000 héc ta.

Tuy nhiên, diện tích canh tác theo mô hình này hiện nay vẫn chưa ổn định, việc sản xuất còn phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những tác động về môi trường sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình canh tác, năng suất, sản lượng và thu nhập của nông dân, ảnh hưởng đến sự ổn định của các vụ tiếp theo.

Chẳng hạn tại Kiên Giang, nông dân các vùng ven biển như An Minh, Vĩnh Thuận, An Biên... gặp rất nhiều khó khăn khi sản xuất một vụ lúa xen một vụ tôm. Anh Nguyễn Văn Lâm, một trong những hộ sản xuất theo mô hình lúa - tôm, cho biết: “Năm nào mưa nhiều thì thuận lợi cho việc rửa mặn trồng lúa nhưng ngặt nỗi lại gây sốc cho tôm nuôi. Ngược lại, mưa ít khiến đất ruộng có độ mặn cao và xì phèn cũng gây bất lợi cho sinh trưởng của con tôm và cả cây lúa”.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, năng suất bình quân của mô hình lúa - tôm hiện nay chưa cao: lúa chỉ đạt khoảng 3,8 tấn/héc ta và tôm chỉ 0,27 tấn/héc ta. Còn tại Cà Mau, năng suất lúa sản xuất theo mô hình này chỉ đạt khoảng 3,6 tấn/héc ta.

Ông Dư cho rằng: “Năng suất canh tác theo mô hình lúa - tôm còn thấp vì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhất là thời tiết và hệ thống thủy lợi để điều tiết mặn, ngọt. Mặt khác, cơ cấu mùa vụ và giống lúa không phù hợp cũng khiến năng suất không cao”.

Bên cạnh đó, do chưa triển khai đồng bộ và quy hoạch rõ ràng, tình trạng tranh chấp lúa - tôm kéo dài tại nhiều địa phương trong thời gian qua càng làm tăng nguy cơ nhiễm mặn trên diện rộng.

Còn nhớ mấy tháng trước, việc tranh chấp mặn - ngọt giữa người nuôi tôm và trồng lúa diễn ra hết sức gay gắt ở Bạc Liêu, buộc chính quyền địa phương phải can thiệp. Lúc đó, người dân nuôi tôm sú ở các xã Tân Phong, Tân Thạnh, Phong Tân thuộc huyện Giá Rai, do thiếu nước mặn phải “cầu cứu” lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu khẩn trương điều tiết nước mặn vào để cứu hàng trăm héc ta tôm.

Nhưng cùng thời điểm trên thì nước mặn lại xâm nhập sâu vào vùng ngọt ổn định chuyên sản xuất lúa thuộc các huyện Phước Long, Hồng Dân, đe dọa khoảng 24.000 héc ta lúa đông xuân.

Ngay sau đó, địa phương phải bố trí lịch điều tiết nước, cứ hai ngày điều tiết nước mặn để nuôi tôm thì tám ngày kế tiếp phải xổ nước mặn ra để đưa nước ngọt từ thượng nguồn về phục vụ sản xuất lúa. Tuy nhiên, với lịch điều tiết nước như vậy, nhiều diện tích tôm lại bị thiếu nước trầm trọng, do đó nông dân nuôi tôm tiếp tục kiến nghị lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu nhanh chóng điều tiết nước mặn vào cứu hàng trăm héc ta tôm nuôi đang “hấp hối”. Tôm không ổn mà lúa cũng chưa xong!

Đó là chưa kể tình trạng chuyển đổi đất lúa và nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch theo kiểu “da beo” cũng xảy ra ở nhiều nơi, làm nảy sinh mâu thuẫn và thiệt hại cho cả người nuôi tôm lẫn người trồng lúa.

Theo ông Phan Minh Quang, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu: “Thực tế sản xuất mô hình lúa - tôm còn nhiều hạn chế bởi rất khó điều tiết, hài hòa mặn - ngọt. Giống lúa sản xuất trên đất nuôi tôm chủ yếu là lúa mùa, lúa ngắn ngày chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi nội đồng chưa hoàn chỉnh, chưa có quy hoạch khép kín vùng sản xuất lúa - tôm nên khi thời tiết bất thường, nắng hạn sẽ thiếu nước ngọt bổ sung”.

Còn theo ông Dư, để mô hình sản xuất lúa - tôm phát triển bền vững, cần quan tâm về quy hoạch, định hướng phát triển, hoàn chỉnh kỹ thuật canh tác cho từng vùng, từng tỉnh; nghiên cứu và cung ứng các giống lúa có thể chống chịu được mặn ở đầu hoặc cuối vụ; tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi nhỏ cho từng cánh đồng; xây dựng vùng nguyên liệu lúa, tôm theo hướng GAP để gia tăng giá trị...

Đức Khánh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang