• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tân Phú (Hậu Giang): Phát triển mô hình trồng nấm rơm

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 01/08/2010
Ngày cập nhật: 2/8/2010

Xã Tân Phú, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) là xã nông nghiệp, phần lớn tập trung vào các mô hình lúa - cá, chăn nuôi. Bà con nông dân đã tận dụng thêm phụ phẩm của cây lúa để trồng nấm rơm, tăng nguồn thu nhập gia đình và đã phát triển thành phong trào mạnh ở địa phương.

Đi dọc theo các con đường làng ở Tân Phú, hầu như nhà nào cũng trồng nấm rơm. Có hộ thì đang thu hoạch nấm, hộ thì ủ rơm chuẩn bị chất lại theo chu kỳ trồng nấm tiếp theo. Dưới kênh thỉnh thoảng vài chiếc vỏ lãi chở đầy các giỏ nấm rơm vừa thu mua của các hộ dân về bỏ mối lại cho các đại lý sơ chế nấm rơm trong xã. Anh Lê Hữu Biết, ở ấp Tân Hưng 2, một thương lái thu mua nấm rơm thương phẩm, nói: “Trung bình, mỗi ngày thu mua khoảng 500 kg đến 1 tấn nấm rơm thương phẩm của bà con ở địa phương. Tôi đầu tư hẳn một lò sơ chế nấm rơm rồi bán lại cho các đại lý lớn ở TP.Cần Thơ, TP.HCM... Bà con sản xuất ra bao nhiêu nấm rơm thì được các thương lái thu mua hết nên đầu ra của nấm rơm thương phẩm khá vững vàng, người trồng nấm an tâm sản xuất”.

Chị Nguyễn Thị Nhãn, ở ấp Tân Hưng 2 bộc bạch: Sau vụ lúa Hè thu, gia đình đã tận dụng hết 20 công rơm để chất nấm. Qua hơn 20 ngày trồng nấm và thu hoạch, gia đình có khoản thu nhập thêm 5 triệu đồng”. Còn nhiều gia đình khác thì xem trồng nấm rơm là một nghề thực thụ nên chất nấm rơm quanh năm. Có những hộ khá lên nhờ vào nấm rơm. Điển hình như hộ ông Lê Văn Khởi Ba, ở ấp Tân Hưng 2; hộ ông Lê Văn Quận, ở ấp Tân Hòa từ nghèo đã trở nên khá giả nhờ vào trồng nấm. Theo một số người trồng nấm thì một công rơm chất nấm tốn 8 - 10 bịch meo. Hiện thời, một bịch meo giá 1.600 đ. Chất rơm từ 12 - 15 ngày là thu hoạch, mỗi lần cách nhau khoảng 2 - 3 ngày (thu hoạch khoảng 2 - 3 lần là tàn). Trung bình, cứ một công rơm cho năng suất khoảng 20 kg nấm rơm thương phẩm. Bà Lê Thị Mười, một người trồng nấm ở ấp Long Trị cho biết: “Giá nấm hiện thời xuống còn 8.000 đ/kg (thấp hơn 5.000 đ/kg so với năm 2009), nhưng người trồng nấm vẫn có lời khoảng 100.000 đ/công rơm”.

Anh Phạm Văn Tám, cán bộ khuyến nông xã Tân Phú, cho biết: Mấy năm qua, phong trào trồng nấm rơm ở xã phát triển mạnh nên rơm rạ tại chỗ không đáp ứng đủ cho nhu cầu người trồng nấm. Vì thế, nhiều người phải chạy ghe, tàu đi xứ khác tìm mua rơm nguyên liệu. Từ đó, địa phương đã hình thành lực lượng “lái rơm” chuyên chở rơm rạ về từ các nơi như Thạnh Trị (Sóc Trăng), TP.Cần Thơ, Kinh Cùng (Phụng Hiệp), Bảy Ngàn (Châu Thành A) về bán lại cho người trồng nấm ở Tân Phú. Hiện tại, rơm có giá từ 20.000 - 30.000 đ/công, tùy theo đường vận chuyển xa gần. Thương lái đưa rơm về được tiêu thụ hết, vì hiện thời rơm rạ của vụ lúa Hè thu ở địa phương không còn.

Tân Phú tách ra từ xã Long Phú từ năm 2007, là xã thuần nông nên còn gặp nhiều khó khăn. Lúc mới chia tách, Tân Phú có trên 20% hộ nghèo. Nhưng nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong công tác xóa đói giảm nghèo đến hết năm 2009, xã chỉ còn 368 hộ, chiếm 13% và dự kiến đến hết năm 2010, địa phương phấn đấu giảm còn 295 hộ, chiếm khoảng 10%. Để làm được điều này, bằng cách cho các hộ dân vay vốn từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo của chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, tạo nguồn vốn cho người dân phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, trong đó có mô hình trồng nấm rơm. Ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Tân Phú, cho biết: Xã có trên 1.700 ha đất sản xuất nông nghiệp (80% là đất trồng lúa), người dân đã tận dụng rơm và diện tích trước sân, các liếp vườn để chất nấm, tập trung nhiều ở các ấp: Tân Hưng 2, Long Hưng 2, Long Trị, Long Trị 1, Tân Trị 1, Tân Trị 2... Hàng năm, xã đã cung ra thị trường khoảng 20.000 tấn nấm rơm thương phẩm, mang lại khoản thu nhập đáng kể từ phụ phẩm cây lúa. Mặc dù Tân Phú chưa có HTX nông nghiệp, nhưng địa phương có đến 67 tổ hợp tác kinh tế; 37 CLB khuyến nông, trong đó có đến 5 CLB trồng nấm rơm, trên 100 thành viên tham gia.

Ông Nguyễn Văn Sử cho biết thêm: Trong thời gian tới, địa phương tập trung phát triển giao thông nông thôn gắn với thủy lợi nội đồng và tiến hành lắp các trạm bơm điện cho xã để phát huy hết tiềm năng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Riêng việc trồng nấm rơm của người dân, chính quyền địa phương khuyến khích và sẽ phối hợp với các ngành chức năng mở thêm nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm để tăng năng suất và chất lượng nấm. Bởi vì nấm rơm là một trong những “sản phẩm” giúp người dân tăng thêm thu nhập, góp phần cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương...

TUẤN ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang