• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đường nào để ĐBSCL thoát nghèo

Nguồn tin: KTSG, 5/1/2006
Ngày cập nhật: 11/1/2006

Chỉ với hơn 12% diện tích của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm cung cấp hơn 50% tổng sản lượng lúa gạo, 90% lượng gạo xuất khẩu, khoảng 65% lượng thủy sản, hơn 60% lượng trái cây, cùng với nhiều loại nông sản khác. Nhưng đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo.

Nguồn nông sản dồi dào nói trên đã góp phần không nhỏ đưa đất nước vượt qua giai đoạn khủng hoảng trước đổi mới, để đi lên từ nông nghiệp. Thành quả đó do công sức của những người nông dân, chiếm hơn 70% dân số trong vùng, tạo ra bằng lao động cần cù, sáng tạo để phát huy những thuận lợi vốn có, chinh phục ngoạn mục các vùng đất phèn, đất nhiễm mặn rộng lớn. Họ đã góp phần quan trọng đảm bảo an toàn lương thực một cách vững chắc cho đất nước, một thời còn phải nhập khẩu lương thực. Mặc dù từ năm 1975 đến nay sản lượng lúa ĐBSCL đã tăng hơn ba lần, từ gần 6 triệu tấn lên hơn 18 triệu tấn, phần lớn số người đã có đóng góp to lớn nói trên vẫn chưa thoát khỏi cảnh nghèo khó. Nếu trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc phấn đấu đạt 300 ki lô gam lúa/người/năm, thì năm 1999 tỉnh Long An đã đạt hơn 3,6 tấn lúa/người/năm, nhưng phần lớn nông dân trong tỉnh vẫn không giàu. Phải chăng đó là một nghịch lý và phải làm gì để giúp nông dân trong vùng giải quyết điều này, ngoài việc đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ?

Cần một chiến lược sản xuất nông nghiệp hợp lý

Một hội nghị quốc tế về an toàn lương thực cách đây khá lâu đã gửi những khuyến cáo cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị: 1. Các nước đang phát triển cần chú trọng trước tiên đến vấn đề an toàn lương thực; 2. Sản xuất lương thực là ngành sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp nhất; 3. Vì lý do nói trên, khi đã đạt được yêu cầu an toàn lương thực, phải chú trọng gia tăng hiệu quả bằng cách đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Liên hệ quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL với những khuyến cáo trên, có thế thấy nhiều vấn đề cần suy gẫm.

Tuy trong thời gian qua ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc về nuôi trồng thủy hải sản, cải thiện và gia tăng diện tích cây ăn trái, nhưng chủ yếu vẫn còn độc canh cây lúa trên phần lớn diện tích, với mức độ gây ô nhiễm môi trường cao do các phương thức thâm canh hiện nay. Sản xuất lúa, dù năng suất và sản lượng tăng liên tục, tạo nên niềm tự hào là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, vẫn mang lại cho người nông dân lợi nhuận thấp và không ổn định. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phần lớn nông dân trong vùng làm ra ngày càng nhiều lúa gạo, nhưng đời sống thì chẳng được cải thiện tương ứng với công sức mà họ bỏ ra. Tình trạng nghèo khó của phần lớn nông dân không cho phép cứ bước đi theo lối cũ, trông chờ quá nhiều vào sự cầu may từ giá cả lương thực trên thị trường thế giới vốn biến động liên tục.

Trên bước đường hội nhập với thế giới, hơn lúc nào hết, cần xây dựng một chiến lược sản xuất nông nghiệp hợp lý, đạt hiệu quả cao và bền vững, giúp người nông dân giàu lên từ nông nghiệp. Trường hợp Hà Lan, nước xuất khẩu nông sản lớn thứ ba thế giới, mặc dù chỉ có diện tích tương đương với ĐBSCL, trong đó khoảng 25% đất nằm dưới mực nước biển, là một minh chứng về tiềm năng của kinh tế nông nghiệp, khi có một chiến lược phù hợp. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Hà Lan đứng đầu châu Âu. Với 1,6% diện tích đất canh tác của châu Âu, Hà Lan đã làm ra 8% giá trị sản phẩm nông nghiệp của châu lục này. Hiệu quả sản xuất trên diện tích đất của Hà Lan đạt 4.203 đô la Mỹ/héc ta. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên lao động đạt 35.831 đô la Mỹ/người (Nguồn: Farmers of the world - Bert Van Ruyven). Riêng giá trị sản phẩm trồng trọt năm 2000 của Hà Lan đã đạt được mức đáng khâm phục (tính bằng triệu euro): nấm - 300, rau ngoài đồng - 1.200, rau nhà kính - 400, hoa cắt cành - 3.500, trái cây - 300, vườn ươm giống - 500, củ hoa giống - 600, các loại cây trồng khác - 2.200 (Nguồn: LEI, CBS, 2000). Con số 9 tỉ euro nói trên (hơn một phần năm GDP của nước ta) mà chỉ riêng ngành trồng trọt của Hà Lan đã đạt được cho thấy rõ tiềm năng tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL còn lớn biết chừng nào. Ngoài trồng trọt, Hà Lan cũng nổi tiếng không kém với ngành chăn nuôi.

Hàng năm Hà Lan xuất khẩu khoảng 1 triệu con heo sống và 1 triệu tấn thịt heo. Sản lượng các loại sản phẩm sữa từ 14 công ty lớn của nước này đạt hơn 10,8 triệu tấn.

Nông dân đáng được hỗ trợ

Tuy nhiên, để phát triển bền vững bằng con đường đa dạng hóa sản xuất, có những vấn đề mà tự thân người nông dân không dễ gì vượt qua được. Mặc dù rất năng động và mạnh dạn, nhưng việc trồng cây gì, nuôi con gì cho có hiệu quả cao, ổn định, luôn là bài toán quá tầm đối với người nông dân cá thể. Chính vì vậy không ít lần họ phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ trong việc mò mẫm chuyển từ cây trồng này sang cây trồng khác, vật nuôi này sang vật nuôi khác một cách tự phát. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các thất bại nói trên. Có cái do chính sự hiểu biết chưa đầy đủ về cây trồng vật nuôi mới, có cái do thiếu thông tin về thị trường và thiếu tổ chức nên thường chạy theo phong trào. Thêm vào đó cũng có không ít trường hợp là do khuyến cáo không phù hợp của các cơ quan nông nghiệp cho ĐBSCL, như đối với các cây cacao, đay, bông vải, bò sữa… Mặt khác, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, sự thiếu định hướng về thị trường nông sản cho nông dân cũng như sự thiếu chính sách hỗ trợ hữu hiệu trong việc tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng manh mún, phân tán và việc chậm xác định quy mô sản xuất lúa cỡ nào là đủ đảm bảo an toàn lương thực cho đất nước, đều là những trở ngại không nhỏ đối với ĐBSCL trong việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, hiệu quả và bền vững.

Người dân ĐBSCL hiểu rõ tầm quan trọng của an toàn lương thực đối với sự phát triển của đất nước, nên ý thức được nghĩa vụ của mình trong vấn đề này. Vì sản xuất lúa tuy có hiệu quả xã hội cao, nhưng lợi nhuận thấp, Nhà nước cần có những chính sách thích hợp bù đắp phần nào thiệt thòi nói trên của những người gánh vác trọng trách đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước. Chẳng ai muốn dân ĐBSCL nghèo, nhưng những hỗ trợ để giúp người dân phát huy tốt tiềm năng to lớn trong vùng cần được chú trọng hơn. Trong những năm qua, việc xuất hiện ở ĐBSCL và nhiều nơi khác các mô hình sản xuất đạt hiệu quả từ 50 đến hơn 100 triệu đồng trên một héc ta cho thấy triển vọng giàu lên từ nông nghiệp của nông dân là hiện thực. Tuy nhiên, để nhân rộng các mô hình trên ra đại trà, trước tiên cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất, thông qua tăng cường đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng; ban hành các chính sách thúc đẩy việc tổ chức lại sản xuất, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún; định hướng thị trường; tổ chức các chợ đầu mối; tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông để giúp nâng cao năng suất và cải thiện phẩm chất các loại nông sản chủ lực, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

Để xác định những bước đi vững chắc, hạn chế đến mức tối đa các thiệt hại, điều cấp thiết nhất cần làm là hoàn chỉnh chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể cho toàn ĐBSCL. Có lẽ đây là vấn đề cốt lõi để khắc phục những hạn chế trong việc phát huy đúng mức tiềm năng của vùng một cách bền vững. Tránh tình trạng phát triển tự phát ngoài tầm kiểm soát và giới hạn hợp lý theo cái lợi trước mắt để rồi phải trả giá đắt do cung vượt cầu, ô nhiễm môi trường, chất lượng cuộc sống giảm sút… như trường hợp phát triển nuôi thủy sản tại một số địa phương vừa qua. Cần sớm đánh giá một cách khoa học các chính sách, biện pháp cũng như cái giá phải trả cho những cái được và không được của các công trình lớn, nhất là các công trình thủy lợi, đã đầu tư cho ĐBSCL để rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cần thiết cho bước tới.

Tiềm năng to lớn có được từ điều kiện thiên nhiên thuận lợi cùng với tính cần cù, năng động sáng tạo của người dân, nếu được bổ sung bằng những hỗ trợ thiết yếu nói trên, trước mắt là sớm thực thi nghiêm túc các quyết định được Chính phủ ban hành về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thủy lợi và giáo dục-đào tạo, nhất định người nông dân ĐBSCL từng bước có thể giàu lên từ nông nghiệp theo những mô hình đạt hiệu quả cao do chính những người nông dân trong vùng tạo ra.

Trong những năm qua, việc xuất hiện ở ĐBSCL và nhiều nơi khác các mô hình sản xuất đạt hiệu quả từ 50 đến hơn 100 triệu đồng trên một héc ta cho thấy triển vọng giàu lên từ nông nghiệp của nông dân là hiện thực.

Tiến sĩ Trần Thượng Tuấn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang