• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sóc Trăng: Mô hình sản xuất phân compost làm sạch môi trường - Giảm biến đổi khí hậu và có lợi cho người dân

Nguồn tin: Sóc Trăng, 23/07/2010
Ngày cập nhật: 26/7/2010

Việc sản xuất phân compost từ các phế phẩm nông nghiệp, từ rác thải được ứng dụng khá nhiều, nhằm mang lại lợi ích cho môi trường. Hiện tại, ở Sóc Trăng có 2 mô hình là sản xuất phân compost từ rác thải ở xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề và sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp ở xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu.

Lợi ích trước mắt của việc sản xuất phân compost từ phế phẩm nông nghiệp trước hết là xử lý ô nhiễm môi trường khi hấp thu mùi và phân hủy chất hữu cơ dễ bay hơi. Thêm vào đó là ngăn ngừa sự xói mòn và mất đi của lớp đất mặt. Song song đó, người dân thu lợi từ việc giảm giá thành sản xuất từ việc sử dụng phân compost ít tốn kém, có thể nâng cao giá thành thông qua quá trình sản xuất sạch. Qua đó, bảo vệ môi trường sống ở khu vực nông thôn khi các phế phẩm được xử lý và không phải đốt bỏ. Đồng thời, bảo vệ sức khoẻ cả cộng đồng cũng như làm giảm quá trình biến đổi khí hậu.

Vừa qua, Sở Tài nguyên Môi trường qua buổi hội thảo cũng nhân rộng mô hình ủ phân hữu cơ do Sở tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia về sản xuất phân từ phế phẩm nông nghiệp, đã khẳng định tính tích cực của mô hình và triển khai ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh hải, huyện Vĩnh Châu. Có thể nói điểm nhấn chính là việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện mô hình chế tạo phế phẩm - rác thải nông nghiệp thành phân bón sinh học. PGS-TS Phạm Hữu Hiệp – Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học Trường Đại học Cần Thơ nhận định: “Lợi ích về mặt chuyên môn của mô hình là cung cấp thức ăn và kích thích sự tăng trưởng của các vi sinh vật hữu ích, trùng đất. Ức chế 1 số bệnh của cây trồng. Các gene kháng bệnh được sản xuất từ compost… Bên cạnh đó, cải thiện lý tính – đặc tính hóa học của đất. Trên đây là một số kết quả được nghiên cứu từ mô hình sản xuất phân compost ở các điểm thực nghiệm, trong đó có xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu. Xã Vĩnh Hải có điều kiện thuận tiện để trồng hoa màu: 1 phần phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch bị đốt bỏ hoặc để mục nát, chất thải gia súc cũng thường đổ bỏ không sử dụng. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình tận dụng các phế phẩm này rất đáng được quan tâm”.

Qua khảo sát thực nghiệm, quy trình này bao gồm các khâu thực hiện thu gom, bảo quản nguyên vật liệu theo tỷ lệ như sau: 500 thân rễ lá cây đậu nành, 500 kg rơm rạ, 250 kg phân bò, 2,5 lít chế phẩm vi sinh cho 1 đến 1,5 tấn phân compost. Sau đó chuẩn bị luống, mô; đóng cọc che bạt ny lon, nén chặt các phế phẩm theo tỷ lệ 1 lớp rơm rạ 1 lớp phân bò, tưới chế phẩm vi sinh. Đóng kín các luống, mô lại trong vòng 2 - 3 tháng thì thu hoạch phân hữu cơ vi sinh. Nhiều bà con đã đánh giá cao chất lượng và lợi ích của việc thực hiện bón phân nhất là sau khi thu hoạch phân vi sinh; đặc biệt, bón lót đối với đồng ruộng. Về chất lượng, phân tơi xốp có màu sắc đen sậm, vệ sinh môi trường, phân không còn mùi hôi của phân động vật, hay mùi ẩm mốc. Bởi thực tế cho thấy, nhiều luống ủ phân được đặt gần nhà cửa, khu dân cư nhưng vẫn đảm bảo không gây ô nhiễm. Qua mô hình cho thấy, người dân có thể tiết kiệm hàng triệu đồng khi sử dụng phân bón sinh học thay cho phân bón hoá học. Bên cạnh đó, bón phân sinh học giúp cho đất thêm màu mỡ sau mỗi mùa vụ. Anh Sơn Sà Quách – người dân xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu nhận xét sau khi thực hiện mô hình làm phân compost từ phế phẩm nông nghiệp: “Phân làm từ mấy thứ đồ bỏ mà xài tốt lắm, có giá trị như phân hóa học mà ít tốn tiền đỡ cho gia đình rất nhiều trong việc chăm sóc đồng ruộng và mua thuốc trừ sâu trừ bệnh”. Còn Thạc sĩ Mai Thi – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho biết các quy trình thực hiện mô hình làm phân compost khá dễ dàng cũng như có tác dụng rất tốt về môi trường: “Điều đáng quan tâm hơn là hầu hết các phế phẩm sau thu hoạch đều được tận dụng để làm phân bón. Người dân không còn phải đốt bỏ hoặc thải ra môi trường mà không xử lý. Qua đó, giúp cho môi trường của khu vực nông thôn khá sạch sẽ, trong lành. Từ kết quả này có thể cho thấy, mô hình có khả năng nhân rộng ở từng nông hộ thuộc nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là khi tỉnh có số lượng đàn gia súc đang tăng nhanh, còn phế phẩm nông nghiệp thay cho việc lâu nay vẫn bị coi là rác thải thì người nông dân có thể tận thu thực hiện làm phân bón sinh học”.

Tại Hội thảo lần này còn có sự tham dự của nhiều bà con nông dân các huyện, thành phố để qua đó mô hình được nhân rộng ở các địa phương. Bởi theo ước tính hiện nay, trong lĩnh vực trồng trọt, hàng năm nông dân Sóc Trăng sử dụng khoảng 200 ngàn tấn phân bón hóa học, cùng với đó là gần 2.300 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Dư lượng chất dư thừa sẽ xâm nhập vào đất - nước, không khí gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc ản xuất phân compost sẽ phần nào hạn chế được việc sử dụng các chất, thuốc hóa học ảnh hưởng đến môi trường. Song song đó, lượng chất thải rắn của gia súc cũng được tận dụng thu gom, giảm được tác động nghiêm trọng của mùi hôi chất thải này đối với môi trường, bởi phân compost khi sản xuất cần nhiều chất thải này. Do đó, việc triển khai trước mắt là tuyên truyền về mô hình phân compost từ chất hữu cơ do Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện, để người dân sớm tiếp cận và ứng dụng mô hình này trong sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn trong quá trình canh tác ở lĩnh vực nông nghiệp. Ông Phạm Văn Tùng – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sóc Trăng nhận định: “Cùng với việc tuyên truyền, Chi cục sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn vốn được cấp cũng như từ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện nhiều mô hình hơn nữa ở các địa phương, nhằm nhân rộng mô hình ủ phân hữu cơ này. Trước mắt có thể là Kế Sách hoặc Long Phú nơi có nhiều phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ - phân trâu bò… để triển khai mô hình ủ phân này. Song song đó, để đảm bảo mô hình có thể bền vững thì việc sản xuất chế phẩm sinh học cũng đang được tiến hành thực hiện nhằm giúp bà con thuận lợi trong việc ủ phân mà không phải đi xa để mua chế phẩm”.

Xây dựng môi trường sống thân thiện, ít tác hại gây ô nhiễm, gây hiệu ứng nhà kính… đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Do đó, việc nhân rộng các mô hình ủ phân hữu cơ theo phương pháp sinh học và ủ phân từ rác thải đang được triển khai. Điều này cũng dần làm ý thức người dân được nâng lên trong việc gìn giữ môi trường. Việc tận dụng thu gom phế phẩm nông nghiệp giảm được dịch bệnh và tạo được lợi nhuận cho người sản xuất phân compost. Qua việc này, người dân cũng thích thú hơn đối với mô hình, từ đó chung tay xây dựng một môi trường sống tốt hơn. Hơn thế nữa là giảm biến đổi khí hậu và những tác hại do biến đổi khí hậu mang đến cho con người.

Nguyễn Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang