• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Nghịch cảnh lúa Hè thu - Trong vòng luẩn quẩn

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 23/07/2010
Ngày cập nhật: 24/7/2010

Đến thời điểm này nông dân trong tỉnh Hậu Giang đã thu hoạch trên 70% diện tích lúa Hè thu 2010, trong tổng số 79.744 ha gieo sạ. Dù Chính phủ đã có Quyết định về thu mua lúa gạo tạm trữ, nhưng tiến độ thu mua vẫn còn “ì ạch”, giá cả được các doanh nghiệp định ra chưa có lợi nhiều cho người nông dân.

Vụ lúa Hè thu năm 2010 được xem là thắng lợi về năng suất, nhưng nông dân trồng lúa vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn “được mùa mất giá”. Những ngày này, vùng lúa gieo sạ muộn ở ấp 7, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy đang thu hoạch rộ, nhưng cũng rất ít thương lái tìm đến thu mua lúa tươi tại ruộng như vụ lúa Đông xuân hay Hè thu trước. Anh Nguyễn Việt Hưng vừa thu hoạch 5 công ruộng với giống OM 4218 bộc bạch: “Dù gieo sạ lúa chất lượng cao, nhưng vụ này cũng rất khó bán. Trong khi, các chi phí thu hoạch đều tăng so với vụ lúa Hè thu hay Đông xuân trước. Nếu tính tiền công cắt, kéo, suốt, sấy đã mất trên 500.000 đ, nhưng năng suất chỉ khoảng 25 giạ/công. Với giá thu mua hiện tại khoảng 3.600 đ/kg, tính cả chi phí làm đất, giống, phân bón, công chăm sóc thì vụ này nông dân trồng lúa chỉ mong được huề vốn là mừng. Nếu vụ này lỗ vốn thì vụ sau thì nhà nông càng khó khăn hơn vì không có tiền để tái đầu tư lại sản xuất, chưa kể đến tiền lãi suất ngân hàng và tiền mua lúa giống, phân bón cho vụ tới. Mấy năm gần đây, vụ lúa Hè thu nào cũng vậy, nông dân đều rơi vào cảnh lúa thu hoạch xong rồi chờ lái đến tiêu thụ. Nông dân làm ra hạt lúa, nhưng lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường, không làm chủ được giá cả đối với sản phẩm mình làm ra. Vụ lúa Đông xuân thì còn có lời, nhưng nếu chỉ sản xuất 1 vụ lúa trong năm thì khoảng thời gian còn lại làm gì để nuôi sống gia đình. Chỉ còn cách là lấy lúa cũ đổi lúa mới, lấy công làm lời, nhưng vụ lúa Hè thu này, giá cả thấp, đầu ra bấp bênh cũng không mấy khả thi”.

Ông Nguyễn Văn Dũng, có 16 công ruộng đều gieo sạ giống lúa chất lượng cao OM 4541. Dù lúa đã sấy xong gần nửa tháng qua, nhưng vẫn chưa tiêu thụ được vì giá cả còn quá thấp so với chi phí làm ra hạt lúa. Ông Dũng cho biết: “Hiện lúa vẫn còn gửi tại lò sấy khoảng 10 tấn. Mấy ngày qua cũng có ghe thu mua lúa qua lại, nhưng còn đang kén chọn lúa. Khi gặp lúa sấy thì hỏi mua lúa phơi, còn thấy lúa phơi thì đòi lúa sấy. Gia đình cũng muốn bán lúa cho xong để giải quyết tiền nợ mua phân bón, chứ bây giờ vựa lại cũng không có kho chứa đảm bảo kéo dài thêm vài tháng tới”. Hiện tại, còn rất nhiều nông dân cùng cảnh ngộ như ông Dũng khi gọi thương lái lại thì kỳ kèo giá. Thấy giá cả thấp, hầu hết nông dân trồng lúa trong vùng không tha thiết gieo sạ lại vụ lúa Thu đông mà chọn giải pháp là bán đồng trống sau khi thu hoạch lúa Hè thu cho các chủ vịt chạy đồng để có thêm chút ít thu nhập.

Cũng có không ít nông dân vụ này rơi vào cảnh bi đát: lúa vừa bị sập, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nhưng lại thuê mướn công thu hoạch với giá cao ngất ngưởng. Nhiều chủ ruộng ở phường 4, TX.Vị Thanh mướn giá đến 400.000 đ/công, cũng có hộ thấy giá thu hoạch cao đành bán lúa đứng cho vịt chạy đồng luôn để nhẹ chi phí cho phần thu hoạch. Ông Trương Văn Liêm, ở ấp 7, xã Vị Trung có 2,5 công lúa đã quá ngày thu hoạch trên 5 ngày, nhưng vẫn chưa tìm ra được người cắt. Khi lúa bắt đầu chín, ông Liêm đã gọi người đến thu hoạch và ngã giá 350.000 đ/công. Sau khi rảo quanh một vòng ruộng, các thợ cắt lúa bỏ ra về mà chẳng nói thêm tiếng nào. Ông Liêm than thở: “Đang tiếp tục liên hệ những hộ chuyên làm nghề cắt lúa khác với giá bao nhiêu cũng mướn, nếu cuối cùng không cắt được thì phải mua vịt con về mà cho ăn lúa đứng. Chưa năm nào mà người cắt lúa làm giá như vụ lúa Hè thu năm nay. Giá công thu hoạch cao, một phần do thanh niên trong vùng đã đi làm công nhân ở các khu công nghiệp, số người chuyên cắt lúa giảm dần, máy gặt đập liên hợp thì không thể đưa vào thu hoạch trong vụ lúa Hè thu vì nền đất yếu và một phần do gieo sạ đồng loạt, thời tiết bất lợi gây đổ ngã...”.

Tại vùng lúa ở huyện Châu Thành A, nông dân đã cơ bản thu hoạch xong lúa Hè thu, nhưng vẫn còn không ít lúa tồn đọng. Anh Phú, nhà ở xã Trường Long Tây cho biết: “Lúa IR 50404 đầu vụ thu hoạch thì còn bán lúa tươi được, nhưng càng về sau càng khó tiêu thụ. Riêng gia đình tôi, vụ Hè thu rồi gieo sạ trên 4 ha bằng giống IR 50404, nhưng mới xuất bán được khoảng 15 tấn. Số còn lại khoảng 10 tấn hiện vẫn chưa có đầu ra, tính ra vụ này lỗ khoảng 25 triệu đồng. Do thời điểm thu hoạch rơi vào mưa dầm, không có lò sấy lúa, lúa phơi kéo dài, mất màu lúa nên thương lái kén chọn. Hiện trong vùng này còn nhiều nông dân sản xuất lúa IR 50404, nhưng chưa bán được vì giá cả thấp hoặc thương lái không chịu thu mua”.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang Nguyễn Văn Đồng, ngành nông nghiệp đang chỉ đạo Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang tiếp tục đẩy mạnh việc thu mua lúa trong dân. Đặc biệt, tiến hành mua lúa tạm trữ để đảm bảo mua hết lúa tồn đọng cho nông dân để bà con nông dân có tiền tái đầu tư sản xuất. Dù vậy, trên thực tế số lượng thu mua lúa Hè thu đến thời điểm này vẫn còn rất thấp. Ngành đã khuyến cáo nông dân không nên sản xuất giống IR 50404 và các giống chất lượng kém, nhưng vụ Hè thu vẫn còn khoảng 20% nên gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Sản lượng lúa còn lại trong dân hiện nay tương đối lớn, trong khi các doanh nghiệp còn tồn đọng lúa Đông xuân trong kho dẫn đến hạn chế thu mua lúa Hè thu trong dân.

Phó Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang Huỳnh Thanh Hoàng, cho biết: “Không riêng gì ở Hậu Giang mà hầu hết ở các tỉnh, thành ĐBSCL cùng cảnh ngộ. Tình hình tiêu thụ lúa gạo thời gian qua phụ thuộc vào sự điều hành của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương. Mặc dù Chính phủ, các bộ ngành đã nỗ lực trong việc hỗ trợ tiêu thụ lúa hàng hóa tồn đọng trong dân như mua tạm trữ, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường xuất khẩu, tuy nhiên, do tình hình suy giảm kinh tế thế giới, sự mất ổn định về an ninh khu vực đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình xuất khẩu gạo. Việc giá lúa ở mức thấp như hiện nay do thu hoạch vào mùa mưa, chất lượng gạo thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước hết, ngành sẽ tham mưu tỉnh kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành xúc tiến tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tăng cường chỉ đạo Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang chủ động hơn trong việc thu mua lúa tạm trữ, đảm bảo giá thu mua cho nông dân có lãi tối thiểu 30%...”.

Vụ lúa Hè thu 2010, được xem là trúng mùa nhưng bị rớt giá. Nhiều nông dân không có lời và đang gặp khó khăn khi phải tiếp tục đầu tư vào vụ kế tiếp. Tình cảnh khó khăn này đang lặp lại vụ lúa Hè thu năm 2009, khi mà nhiều nông dân phải “khóc ròng” vì không bán được lúa...

HOÀI THU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang