• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mất mùa ngô, cạn vốn sản xuất

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 19/07/2010
Ngày cập nhật: 20/7/2010

Nhiều nông dân Sơn La phải chặt bỏ cây ngô cho gia súc ăn. Nắng hạn kéo dài, lúa chiêm xuân và ngô xuân hè mất mùa, nhiều hộ đang có nguy cơ thiếu đói giữa ngày mùa.

“Lúc nắng đã khổ đủ đường, chỉ lo chết đói. Nay mưa rồi nhưng lại càng khổ thêm chứ có cứu được ngô đâu, thấy chắc cái đói nghèo rồi” - anh Hoàng Văn Liên ở bản Trai, xã Chiềng Đông (Yên Châu, Sơn La) vừa nhăn nhó chặt ngô, vừa than thở.

Chặt ngô cho bò

Những người dân vùng dọc quốc lộ 6 của các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu đang phải chặt bỏ ngô làm cỏ cho bò. Cơn mưa mấy ngày gần đây không cứu được cánh đồng ngô không trổ bắp hoặc trổ bắp lép. Lễ mễ ôm bó cây ngô to tướng lội qua con suối cạn, chị Quàng Thị Thơm ở bản Trai nói: “Bản tôi có 180 hộ thì hộ nào cũng bị ảnh hưởng ngô do nắng hạn. Nhà nào bị ít thì thiệt hại khoảng 50% sản lượng. Còn những nhà bị hạn nặng như tôi thì chỉ có chặt ngô làm cỏ cho bò. Nhà tôi đã bị hạn làm mất mùa vụ lúa xuân, nay lại mất mùa ngô là coi như mất trắng, 5 miệng ăn không biết trông chờ vào đâu. Xuống nhà mấy người quen ở xã Lóng Phiêng, Tà Làng còn thấy họ chặt ngô nhiều hơn mình, tôi lo đói lắm”.

Nếu Tây Bắc là vựa ngô của Việt Nam thì Sơn La là hạt nhân của vùng này với sản lượng khoảng 600.000 tấn mỗi năm. Nhà trồng ít thì đạt sản lượng dăm bảy tấn, nhà trồng nhiều có tới cả trăm tấn ngô mỗi năm. Cây ngô tham gia vào sự phát triển của mỗi nhà, từ miếng ăn, cái mặc, học hành, vui chơi, làm nhà, sắm đồ tới tích cóp, dự trữ vốn cho tương lai. Anh Quàng Văn Lăm ở bản Luông Mé, xã Chiềng Đông nói như khóc: “Chết đói đến nơi rồi. Lúa đã mất mùa, ngô lại không có hạt. Hằng ngày tôi phải đi chặt ngô về cho trâu, bò ăn. Nếu chỉ vài nhà có ngô bị chết thì còn bán cây ngô tươi làm thức ăn cho trâu bò được. Đằng này, cả xã, cả huyện, bên Mộc Châu, Mai Sơn cũng phải chặt ngô thì bán cho ai được?”. Nhà anh chỉ trông chờ vào vụ lúa chiêm xuân và ngô xuân hè nhưng vụ lúa này do thiếu nước nên năm ngoái còn được 50 bao thóc, năm nay chỉ được 9 bao nhỏ.

Ông Lò Văn Định ở bản Cò Nòi, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn than thở: “Nhà tôi trồng khoảng hai ha ngô nhưng đến nay đã chết khô mất nửa ha, số còn lại bị ảnh hưởng nặng, bắp không có hạt hoặc có rất ít hạt lép. Nhà tôi cũng chặt dần cho trâu, bò ăn nhưng nay thấy mưa, lại tiếc. Chả biết để lại có thu được thêm gì không nhưng nếu chặt đi thì trồng cây gì vào đấy? Dân trong xã này đang hoang mang như thế cả, chưa biết làm thế nào mà chính quyền thì cũng chưa có định hướng gì cho chúng tôi. Một số hộ đã có phương án phá ngô để trồng cây đậu tương hoặc ngô đông nhưng sản lượng vụ đông rất thấp, không thể bù đắp nổi cho vụ ngô xuân hè”.

Con nợ, chủ nợ đều “méo mặt”

Lục tìm trong đống ngô vừa chặt về cho trâu, bò ăn, anh Hoàng Văn Lửa ở xã Chiềng Đông nắn những bắp nào cứng thì bẻ ra để riêng vào rổ để về luộc ăn hoặc để dành cho gà. “Muốn trồng lại ngô đông hoặc đậu tương nhưng bây giờ không có vốn nữa. Đi vay cắm nợ thì các chủ nợ không cho vay tiếp vì nợ cũ của vụ này không có khả năng trả được. Nghèo như chúng tôi thì chỉ biết vay tư nhân với lãi cao thôi nhưng bây giờ thì tôi cố vay lãi cao cũng chả ai dám cho vay. Phân lân chúng tôi phải mua với giá 44 ngàn đồng, phân đạm 83 ngàn, còn ngô giống cũng đắt hơn nhiều so với giá các doanh nghiệp bán. Nay không có ngô trả nợ thì các chủ nợ không cho vay tiếp nữa”, anh nói.

Người nông dân thường tự tìm đến tư nhân để vay vốn theo phương thức vay lãi cao hoặc vay trả ngô non. Người cho vay chỉ cần biết mặt, biết nhà người vay biết ký tên là có thể ứng hàng chục triệu đồng tiền giống, vật tư, phân bón, thậm chí cả tiền xây nhà, viện phí, học phí… Người vay không phải mất thời gian, công sức như khi làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đến mùa, họ bán lại ngô cho chủ nợ với giá thấp hơn một chút. Đại lý - chủ nợ vừa bán được vật tư nông nghiệp, giống, phân bón với giá cao, vừa được “hoa hồng” của nhà sản xuất. Mỗi chủ nợ có hàng trăm con nợ với sản lượng ngô nợ lên tới hàng ngàn tấn. Vì vậy, chỉ một vụ ngô bị mất mùa, chủ nợ lo mất ăn mất ngủ vì họ có nguy cơ trở thành con nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại.

Theo ông Vũ Bình Yên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, huyện vừa họp bàn phương án thống kê số lượng thiệt hại để các cơ sở báo cáo lên. Nay phải đợi số liệu từ cơ sở thì mới báo cáo được với tỉnh để xin hỗ trợ, ứng cứu hoặc có giải pháp sản xuất vụ thu - đông, bù lại một phần sản lượng của vụ mùa bị thiệt hại. Ông Quàng Văn Định ở bản Trai nói: “Chúng tôi đã báo với bản về tình trạng ngô chết khô, mất mùa, không hạt từ lâu rồi. Nhà trưởng bản, chủ tịch xã cũng như thế cả nhưng đến nay chưa thấy ai nói gì. Đói nghèo cũng phải chịu thôi”.

Dương Loan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang