• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sông nhiễm mặn, dân nhìn lúa chết rũ

Nguồn tin: Tiền Phong, 19/07/2010
Ngày cập nhật: 20/7/2010

Hạ lưu sông Lam đang bị mặn hóa do nước biển thâm nhập sâu vào đất liền, gây khó khăn cho dân vạn chài và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại Nghệ An - Hà Tĩnh.

Ngày 17-7, bão số 1 đổ bộ vào đất liền, đuôi bão quét qua Bắc Trung Bộ mang theo mưa, nhưng lượng mưa không đủ hồi sinh hàng ngàn hécta lúa hè thu đang chết rũ trên đồng do hạn hán khốc liệt kéo dài. Nước sông Lam tụt xuống mức kỷ lục, thủy triều dâng cao, khiến nước mặn thâm nhập sâu khoảng 20 km vào đất liền.

Với độ mặn đo được tại các trạm bơm đặt hai bên bờ sông Lam thuộc hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh đo được từ 2 đến 3 phần ngàn (mức cho phép là 1 phần ngàn), việc cung ứng nước tưới cho đồng ruộng phía hạ lưu bị tê liệt. Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An, ông Nguyễn Thọ Cảnh cho biết: “Đó là chỉ số đo được trong mẫu nước lấy trên bề mặt, nước ở tầng giữa độ mặn còn cao hơn nhiều, nhất là thời điểm triều cường”. Chủ tịch xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) Trần Duy Đệ xác nhận: “Lúc cao điểm, nồng độ nước mặn lên tới 7 - 8 phần ngàn. Chưa bao giờ sông Lam lại bị mặn nặng như năm nay”.

Tại Nghệ An, trạm bơm Hưng Nhân (huyện Hưng Nguyên) cách cửa biển hàng chục cây số cũng bị nước mặn tấn công, 125 ha lúa trong vùng khô cháy. Cống Nghi Quang (huyện Nghi Lộc) có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt, nhưng nước sông Cấm xuống thấp khiến nước biển tràn vào, uy hiếp một vùng rộng lớn. Nước biển mon men lên tận trạm bơm Nghi Mỹ, tiến sâu vào đất liền, vô hiệu hóa các công trình thủy lợi dọc bờ sông thuộc các xã Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thuận, Nghi Hoa… Cty Thủy nông Nam Nghệ An phải chuyển hướng lấy nước vào sông Kẻ Gai để cứu lúa.

Tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tình hình còn tồi tệ hơn. Hầu hết các xã có diện tích đất nông nghiệp (Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hội, Xuân An, Xuân Lam, Xuân Hồng) đều bám dọc bờ sông Lam. Nước sông bị mặn hóa, không thể sử dụng máy bơm lấy nước lên cho đồng ruộng bà con nông dân đành bất lực đứng nhìn lúa chết rũ trên đồng.

“Phần lớn diện tích đất trồng lúa và hoa màu của huyện Nghi Xuân phụ thuộc vào thời tiết và mực nước sông Lam, nay nước sông nhiễm mặn, các trạm bơm buộc phải đóng cửa!”, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Nghi Xuân - Đinh Văn Đáng cho hay.

Sông Lam bị mặn hóa còn ảnh hưởng đến cuộc sống của dân vạn chài phía hạ lưu do cá tôm trở nên khan hiếm.

Quang Long

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang