• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thu hoạch rộ lúa hè - thu: Cầm chắc lỗ

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 16/07/2010
Ngày cập nhật: 17/7/2010

“Sốt” công gặt, “cháy” nơi phơi sấy

Đang vào vụ thu hoạch rộ lúa hè - thu trên diện tích khoảng 1,6 triệu ha, nông dân ĐBSCL lại gặp khó khăn chồng chất. Ngoài nỗi lo giá lúa thấp, tiêu thụ chậm, nông dân còn đối mặt với việc thiếu nhân công cắt gặt, không nơi phơi sấy.

Giá công cắt lúa cao kỷ lục

Dù dự đoán trước tình hình nhưng nhiều nông dân trong vùng thu hoạch rộ vẫn không thể hình dung được giá công cắt lúa tăng chóng mặt từng ngày như hiện nay, khiến chi phí sản xuất tăng cao trong khi giá bán ở mức thấp. Hiện tại, nhiều khu vực như huyện Thanh Bình, Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, vùng tứ giác Long Xuyên, giá công thu hoạch lúa đã lên đến 300.000 đồng/công (1.000 m2) lúa đứng, 350.000 đồng/công lúa đổ ngã vì mưa dầm, gió mạnh mấy ngày qua. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Anh Trần Ngọc Minh, xã Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp than: “Giá nhân công cắt lúa hiện nay đã cao hơn lúc đầu tháng 7 khoảng 100.000 đồng và cao hơn vụ đông - xuân 150.000 đồng/công đất. Nhưng muốn có công cắt lúa ngay lúc này không phải dễ, chủ ruộng như tôi phải lội đi tìm các đầu mối dặn trước 2 - 3 tuần, thậm chí cả tháng mới được. Nhiều người còn ứng tiền trước cho người cắt lúa để bảo đảm. Mưa dầm kéo dài, giá công cắt lúa sẽ còn lên nữa”.

Dầm mưa suốt trên đồng cùng những nhân công cắt lúa, ông Trần Văn Hai, xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang lo lắng: “Tôi đặt cọc cắt 3 ha lúa trước cả tháng với giá 300.000 - 340.000 đồng/công, chưa tính tiền thuê người vác lúa cho máy suốt “ăn” là 50.000 đồng/công. Hiện tại lúa khô, thương lái mua giá 3.200 đồng/kg. Vụ này cầm chắc lỗ 300.000 - 400.000 đồng/công”.

Gần đây, nông dân ĐBSCL thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của ngành nông nghiệp, xuống giống đồng loạt để né rầy nâu, tránh sâu bệnh, đặc biệt để tránh lũ chụp ở các tỉnh đầu nguồn. Từ đó diện tích lúa thu hoạch “đông ken” rất lớn trong khi lượng máy gặt đập liên hợp, máy gặt xếp dãy quá ít, không đáp ứng nhu cầu, khó hoạt động được trên các ruộng bị đổ ngã. Theo Cục Chế biến, thương mại nông lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT), hiện tại ở ĐBSCL, tỷ lệ thu hoạch lúa bằng máy chỉ đạt 20% diện tích canh tác. Chỉ riêng khâu gặt lúa, tỷ lệ tổn thất lên đến 2,9%...

Bức xúc nơi phơi, sấy lúa

Trên khắp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường nông thôn qua các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang… vì thiếu sân phơi, người dân tận dụng, thậm chí lấn chiếm lòng lề đường làm nơi phơi lúa ướt. Nhiều đoạn dài hàng km trên tuyến quốc lộ 30 từ TP Cao Lãnh đi huyện Thanh Bình, Hồng Ngự, người dân chất đống lúa từ trong nhà ra ngoài đường, che bạt nhựa, tranh thủ có nắng lúc nào cào lúa phơi lúc đó, tối vẫn không đem vô nhà. Nhiều địa phương tận dụng sân công sở cho dân phơi lúa.

Tại 3 chợ trung tâm nông sản ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An luôn có hàng ngàn tấn lúa tập kết sẵn chờ phơi. Anh Nguyễn Văn Hùng, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp bức xúc: “Vợ chồng tôi tốn 3,5 triệu đồng thuê xe chở 17 tấn lúa ra chợ trung tâm nông sản Thanh Bình phơi 3 ngày qua nhưng mưa nhiều quá nên không khô được. Vì lượng lúa nhiều nên phải tốn thêm tiền thuê thêm 5 thanh niên phụ phơi lúa với giá 120.000 người/ngày nhưng phải bao cơm nước. Với giá bán hiện nay chỉ 3.200 - 3.400 đồng/kg không thể nào có lời”.

Hiện tại ở ĐBSCL có gần 7.000 lò sấy lúa (chủ yếu do dự án hợp phần xử lý sau thu hoạch tài trợ từ nhiều năm trước), công suất thấp, từ 4 - 8 tấn/mẻ, chỉ đáp ứng khoảng 30% sản lượng lúa hè - thu. Một số ít lò sấy công suất 20 - 30 tấn/mẻ nhưng chủ yếu của các chủ nhà máy xay xát, chỉ tập trung sấy lúa cho các thương lái. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, việc đầu tư xây dựng lò sấy lúa quy mô nhỏ cần vốn nhiều, nhưng chủ yếu chỉ sử dụng cho vụ hè - thu nên ít người bỏ vốn làm.

Hiện tại toàn vùng có 2 nhà máy sấy lúa, công suất 400 - 500 tấn/mẻ nhưng đang trong giai đoạn triển khai dự án. Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, công đoạn làm khô lúa chủ yếu dựa vào năng lượng mặt trời, sân phơi không đảm bảo kỹ thuật, tỷ lệ áp dụng máy sấy còn rất thấp, công nghệ sấy cũng như chất lượng máy sấy còn lạc hậu. Tỷ lệ hao hụt lúa ở khâu này từ 3,3% - 3,9%. Phương tiện bảo quản, cất trữ nông sản trong dân còn hết sức thô sơ. Ở ĐBSCL chủ yếu chứa trong các bao đay nên mức tổn thất có thể lên đến 4% sau 3 tháng tồn trữ.

“Việc mua lúa tạm trữ mới được triển khai nên tình hình tiêu thụ còn chậm, giá lúa đứng lại và tăng nhẹ. Trước tình hình này, nông dân cần tập trung làm thật tốt khâu bảo quản sau thu hoạch để giảm bớt thiệt hại. Bà con cần phơi lúa thật khô, đạt ẩm độ 13% - 14%, gia cố bồ chứa lúa cao ráo, che chắn tránh nước ngập, mưa dột… để có thể kéo dài thời gian bảo quản hạt lúa lên trên 5 tháng, chờ giá” - TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL khuyến cáo.

BÌNH ĐẠI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang