• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hè - thu: Giá nào để nông dân có lãi 30%?

Nguồn tin: Báo Công Thương, 13/07/2010
Ngày cập nhật: 14/7/2010

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, giúp giá lúa hè - thu tại ĐBSCL nhích lên, song với giá mua thấp nhất là 3.500 đồng/kg người nông dân khó có lãi 30%.

Chính phủ hỗ trợ mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, đây quả là tin vui cho người trồng lúa. Tuy nhiên, tâm lý chờ thời điểm 15/7, chờ vốn vay, đặc biệt là chờ giá sàn nên tiến độ thu mua lúa gạo hè - thu tại ĐBSCL có nhích lên song vẫn rất chậm. Giá lúa loại hạt dài là 3.200 - 3.500 đồng/kg, loại IR50404 đã phơi sấy khô dưới 3.000 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 15 - 25% tấm giá 4.600 - 4.800 đồng/kg, loại 5% tấm 5.100 đồng/kg. Giá gạo trắng thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm khoảng 6.300 đồng/kg; 15% tấm 5.700 đồng/kg và 25% tấm chỉ 5.400 đồng/kg. Với giá bán lúa, gạo này, người trồng lúa sẽ không có lãi 30% như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, ước tính toàn vùng ĐBSCL có hơn 1,5 triệu ha lúa hè - thu. Lượng lúa cần tiêu thụ trong năm 2010 khoảng 11,54 triệu tấn, tương đương khoảng 5,8 triệu tấn gạo. Nếu tính tồn kho 2009 chuyển sang, lượng gạo cần tiêu thụ trong năm 2010 là 7,25 triệu tấn, xuất khẩu năm 2010 khoảng 6 triệu tấn.

Quyết định số 993/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mua 1 triệu tấn gạo dự trữ. Các doanh nghiệp mua lúa gạo theo giá trị trường được hỗ trợ lãi suất 100%. Tuy nhiên, quyết định này không đề cập đến mức giá mua bao nhiêu để đảm bảo cho người trồng lúa lãi 30%. Ý kiến của Bộ trưởng thế nào về vấn đề này?

- Về giá thu mua lúa gạo cho nông dân, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn các địa phương cụ thể và đề xuất mức giá đảm bảo cho nông dân có lãi 30%. Căn cứ vào các đề xuất này, cơ quan chức năng sẽ phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra mức giá trung bình để các địa phương phấn đấu vươn tới. Tuy nhiên, giá cụ thể thời điểm này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ta không thể áp đặt chủ quan, nhưng sẽ cố gắng cao nhất để thực hiện chủ trương này.

Nếu để doanh nghiệp thu mua theo giá thị trường, tự chịu trách nhiệm về lời lãi, dễ nảy sinh việc ép giá nông dân. Thưa Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát vấn đề này như thế nào?

- Trong cơ chế thị trường, việc mua và định giá phải phù hợp với cơ chế thị trường. Doanh nghiệp phải cân nhắc quan hệ cung cầu trong nước và giá cả biến động của thị trường xuất khẩu. Việc cân nhắc này, giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá mua linh hoạt và sát với thực tế hơn.

- Mục tiêu của chương trình tạm trữ chính là hỗ trợ doanh nghiệp, tăng sức mua trên thị trường, qua đó, kích thích giá lúa tăng theo hướng có lợi cho nông dân. Để thực hiện được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải triển khai nhanh chủ trương của Chính phủ, điều đó sẽ giúp ngăn chặn sự giảm giá gây thiệt thòi cho nông dânn hoặc ngược lại, tăng giá lên theo hướng có lợi cho nông dân.

Mua lúa với giá càng thấp, lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Theo quyết định, doanh nghiệp sẽ mua lúa theo giá thị trường, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mua lúa gạo theo giá thoả thuận. Như vậy, việc hỗ trợ có đúng mục tiêu Chính phủ đề ra hay không?

- Trong cơ chế thị trường, việc mua theo giá này không phải một doanh nghiệp có thể tự áp đặt mà phải theo mặt bằng chung của thị trường. Việc đảm bảo cho nông dân có lãi 30% là chủ trương nhất quán của Chính phủ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp thu mua đều buộc phải thực hiện. Tôi tin rằng, khi các doanh nghiệp tập trung thu mua, giá lúa gạo sẽ được kích thích trở lại.

Theo Bộ trưởng, kích thích ở đây nên hiểu như thế nào?

- Ở ĐBSCL, theo tập quán, bà con thường thu hoạch xong là bán ngay. Hiện nay, thị trường lúa gạo xuất khẩu đang trầm lắng, lúa hè - thu đang vào vụ thu hoạch, cộng thêm lượng gạo còn lại của năm 2009, nên giá có hướng giảm xuống. Theo quy luật cung - cầu, khi lượng cung tăng lên sẽ gây áp lực lớn cho thị trường. Vì vậy, chương trình mua gạo tạm trữ của Chính phủ là nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng khả năng mua, cân đối với lượng hàng hoá có trên thị trường đồng thời kích thích giá và giữ giá theo hướng có lợi cho nông dân.

Những doanh nghiệp nào thuộc diện được hỗ trợ vốn mua lúa trong năm nay, thưa Bộ trưởng?

- Chúng ta đã tổ chức thu mua lúa trong nhiều năm. Năm nay, việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấm gạo được giao cho 48 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện. Các doanh nghiệp này có hệ thống kho lưu trữ, cơ sở thu mua đến tận các địa phương, nhưng nòng cốt vẫn là Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Hải Vân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang