• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Loay hoay chuyện liên kết

Nguồn tin: Lao Động, 22/06/2010
Ngày cập nhật: 23/6/2010

Về lý thuyết, sự gắn kết “4 nhà” trong suốt quy trình sản xuất hạt lúa quả là không thể chê vào đâu được. Ở đây, nhà nông là nhân vật trung tâm, nhà khoa học chuyển giao các biện pháp kỹ thuật, nhà kinh doanh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ gieo trồng, nhà nước hỗ trợ về chủ trương tạo chất kết dính giữa các nhà...

Từ năm 2002, tỉnh Đồng Tháp là địa phương ra quân rầm rộ nhất khu vực ĐBSCL trong câu chuyện “4 nhà”. Trong đó, mối quan hệ giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp được đặc biệt chú ý. Nhà nước đứng ra làm chất xúc tác kéo doanh nghiệp trong tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân. Nhưng cuối cùng, các hợp đồng ấy gần như bị vỡ tan.

Lúa, đến vụ thu hoạch, nông dân phải chở ra tận trạm thu mua của doanh nghiệp, lúc giá thấp thì bán ra bị trừ tạp chất, ẩm độ, lúa bẩn. Còn khi giá cao, nông dân bán cho thương lái tại ruộng lúa của mình. Sau đó, câu chuyện “4 nhà” ở Đồng Tháp cũng được gầy dựng lại, nhưng sự kèn cựa lợi ích cục bộ cố hữu ấy vẫn tái diễn, và sự thua thiệt luôn nghiêng về phía nông dân.

Còn với nhà khoa học, cho đến nay vẫn chưa tìm thấy sự thống nhất trong định hướng canh tác cho nông dân, nhất là trong cơ cấu mùa vụ. Có nhà khoa học thì khuyên rằng, không nhất thiết phải trồng bắp, đậu nành phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc, vì các loại nông sản này, nhập khẩu về giá vẫn rẻ hơn tổ chức gieo trồng tại chỗ.

Trong khi đó, một nhà khoa học khác lại cho rằng, tận dụng giữa hai mùa lúa nên trồng xen canh cây màu, vừa bồi bổ cho đất đai, vừa tăng cao thu nhập cho nông dân, đỡ tốn nhiều ngoại tệ để nhập nguyên liệu cho sản xuất thức ăn gia súc. Sự loay hoay này kéo dài suốt nhiều năm liền. Phải chăng có điều gì còn vướng mắc trong việc tạo chất kết dính giữa các nhà? Hay ngay từ đầu, xác định tính chất của sự liên kết bị lệch hướng?

Thực tế cho thấy, nếu chưa tạo được sự gắn kết nội tại từ mỗi nhà thì cho dù đưa ra chủ trương liên kết bao nhiêu nhà cũng không tạo được lực đẩy sinh động cho tiến trình tam nông.

Thí dụ: Muốn nâng cao chất lượng, giảm giá thành hạt lúa cần cơ giới hóa các khâu gieo trồng, thu hoạch và bảo quản, nhưng với thực trạng sản xuất manh mún thì khó có thể tiến hành đồng loạt cơ giới hóa, khó tạo được vùng lúa thuần chủng, thuần giống rộng lớn...

Thí dụ: Chưa tìm thấy sự đồng thuận cao giữa các nhà khoa học trong quy hoạch, phân vùng và định hướng canh tác hợp lý, nông dân khó lòng thoát khỏi cái vòng canh tác tự phát để chìm trong điệp khúc hết trồng rồi lại chặt, hết đào bới rồi lại san lắp...

Tạo sự liên kết, phải chăng trước hết phải bắt đầu từ sự gắn kết từ trong mỗi nhà.

Trần Thái Lê

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang