• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giá đường tăng liên tục

Nguồn tin: SGGP, 30/12/2005
Ngày cập nhật: 30/12/2005

Tại TPHCM, ngày 29-12, giá hầu hết các loại đường tại chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu đều đứng ở mức cao: đường Biên Hòa 11.700 đồng/kg; đường Mỹ Tho 12.000 đồng/kg; đường Long An 11.500 đồng/kg; đường Quảng Ngãi, Bình Định 10.700 đồng/kg… cao hơn cùng kỳ năm ngoái 4.000 - 6.000 đồng/kg và là mức giá cao nhất trong 10 năm qua.

Ngày 29-12, lượng đường nhập chợ Trần Chánh Chiếu tăng thêm 30 tấn so với ngày 28-12 nhưng so với năm ngoái, thiếu khoảng 50%. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng đường để sản xuất các loại thực phẩm, bánh, mứt Tết tại TPHCM và các vùng phụ cận đang bước vào mùa cao điểm.

Trong ảnh là một sạp bán đường trên đường Xóm Vôi ở quận 5, tuy nhiên, chẳng có sạp nào ghi bảng giá. Giá đường tăng liên tục, làm bảng giá cũng bằng thừa!. Ảnh: CAO THĂNG

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không ít công ty thực phẩm tại quận 5 và một số tiểu thương tại các chợ Trần Chánh Chiếu, chợ Tân Định, chợ Gò Vấp… do sợ giá đường tăng nữa nên “ghim” hàng hoặc bán ra nhỏ giọt dù đường trong kho còn nhiều. Do vậy, nhiều cơ sở sản xuất bánh mứt có thể ngưng hoạt động nếu đường cứ tiếp tục tăng giá và hút hàng. Các tiểu thương kinh doanh ăn uống cũng rất khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hiếu, bán chè ở chợ Vườn Chuối quận 3, cho biết: “Giá đường lên gần gấp đôi nhưng tui chưa dám tăng giá chè. Nhưng nếu không tăng giá, chỉ có chết…”.

Sáng 29-12, tại chợ Bình Tây, giá hầu hết các loại thực phẩm sản xuất trong nước có sử dụng đường làm nguyên liệu chính cũng đã tăng giá, nhất là các loại bánh mứt. Cụ thể: mứt me từ 26.000 đồng tăng lên 28.000 đồng/kg; hạt sen 37.000 đồng/kg tăng lên 40.000 đồng/kg… trong khi giá các loại bánh mứt nhập từ Trung Quốc, Aán Độ… vẫn đứng giá.

Theo nhận định của anh Nguyễn Chí Trung, Phó Ban Quản lý chợ Trần Chánh Chiếu, rất có khả năng giá đường sẽ còn tiếp tục tăng cao do nhu cầu sử dụng đường thời gian tới còn tiếp tục tăng mạnh.

ĐBSCL: Giành nhau mua mía - hạn chế bán đường!

Đường tăng giá, tiểu thương phải “chầu chực” tại các nhà máy chờ mua đường, tuy nhiên, nhiều người cho biết: Nếu mua 3 tấn thì họ chỉ bán 1 tấn theo kiểu nhỏ giọt. Giao kiểu này, làm sao đảm bảo hàng cung cấp cho các cơ sở sản xuất bánh mứt và người tiêu dùng.

Giá đường tăng còn kích thích hàng trăm thương lái giành nhau mua từng cây mía nguyên liệu để cung cấp cho các nhà máy “chạy ngày- chạy đêm”. Ông Lê Văn Sử (ấp Vàm, xã Lưu Nghiệp Anh, Trà Cú, Trà Vinh) phấn khởi: “Tôi chỉ có 1,4 ha, nhưng thương lái mua trọn gói với giá 75 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 50 triệu đồng- gấp 3 lần so năm ngoái”. 15 công mía của ông Ba Kê ở ấp Lu Cừ 1, dù chưa đến tuổi thu hoạch nhưng thương lái đã “đặt cọc” với giá 5,8 triệu đồng/công.

Hệ lụy của việc đường leo thang về giá là người sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có đường là nguyên liệu chính gặp rất nhiều khó khăn ngay trong mùa sản xuất cao điểm. Tại làng bánh mứt truyền thống Thới An (Ô Môn, Cần Thơ), mặc dù Tết đã cận kế nhưng một số cơ sở đã ngưng hoạt động, số còn lại sản xuất cầm chừng.

Chị Ba Lệ, 20 năm làm mứt dừa ở Thới An, than thở: “Thời điểm này năm ngoái, 1 tấn đường khoảng 6,5 triệu đồng, hiện nay đã lên 12 – 13 triệu đồng/tấn, cộng thêm dừa khô, bột… đều tăng cao; trong khi nhu cầu tiêu thụ chưa chuyển biến mạnh. Đành phải sản xuất cầm chừng cho bạn hàng quen dù biết rằng làm lơ mơ lỗ vốn, phá sản như chơi”. Anh Lê Công Tuấn, cơ sở bánh kẹo Liên Hưng, lo lắng: “Tôi vừa cải tiến mẫu mã bao bì và nhập dây chuyền mới trên 1 tỷ đồng có công suất đến 3 tấn/ngày, mà chỉ hoạt động 1- 2 tấn. Vấn đề là chi phí giá thành hiện rất cao nhưng giá bánh không tăng”.

Không riêng gì Thới An, mà nhiều làng bánh mứt khác ở Tiền Giang, An Giang… cũng sản xuất dè dặt sợ lỗ. Bà Năm Hương, kinh doanh đường cát ở TP Cần Thơ, quả quyết: “Sức mua đường cát của các cơ sở sản xuất bánh mứt năm nay giảm 50%. Vụ bánh trung thu vừa rồi nhiều lò bánh lỗ cả trăm đồng do bán chậm, có nơi mua đường gối đầu tới giờ chưa trả. Hiện tại, giá đường tăng họ đâu dám liều”.

Nhiều người e ngại, với giá đường leo thang, không loại trừ khả năng một số cơ sở sử dụng đường “hóa học”- vốn có giá thấp hơn đường cát. Nếu vậy, người tiêu dùng sẽ “lãnh đủ” vì chất lượng không đảm bảo.

Chưa có giải pháp hạ nhiệt

Nhận định về cơn sốt giá đường, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng thời tiết năm nay diễn biến thất thường, nguyên liệu thiếu khiến nhiều nhà máy đường không thể hoạt động. Đến thời điểm này, cả nước còn 6 nhà máy vẫn chưa hoạt động trong khi nhu cầu đường năm nay lại cao hơn mọi năm. Sản lượng chế biến giảm, lượng đường dự trữ không nhiều là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng sốt giá đường hiện nay.

Trả lời về giải pháp nhập khẩu đường để hạ nhiệt giá đường trong nước, ông Tam cho rằng giải pháp này không khả thi vì 3 thị trường lớn ta có thể nhập khẩu là Thái Lan thì phải đến giữa tháng 1-2006 mới vào vụ đường chính; còn Australia và Brasil thì ở quá xa, tính cả phí vận chuyển vào thì giá thành cũng không thấp.

Chưa kể nếu có nhập khẩu lúc này, dù đường thô hay đường tinh chế, thì cũng phải mất khoảng 2 tháng sau mới về đến Việt Nam, lúc đó, nhu cầu về đường của thị trường trong nước đã qua mùa cao điểm! Khả năng đường Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam cũng không nhiều vì Thái Lan vào vụ đường trễ hơn Việt Nam và giá của họ cũng đang cao.

Như vậy, đến thời điểm này, dường như chưa có giải pháp hạ giá đường. Dự báo giá đường có thể lên đến 15.000 đồng/kg và hơn nữa trong vài ngày tới có nhiều khả năng trở thành sự thật.

“Sốt” giá đường- thêm một bài học về công tác quản lý giá

Chưa bao giờ mặt hàng đường lại xảy ra hiện tượng “sốt hàng, sốt giá” vào đúng mùa thu hoạch và sản xuất mía đường! Theo BQL chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu, lượng hàng về chợ này hiện đã giảm tới 60-70% so với cùng kỳ và dự báo sẽ còn tiếp tục giảm trong những ngày cận Tết. Các nhà máy đường cũng đang phải chạy hết công suất, công nhân làm việc liên tục 3 ca nhưng vẫn không đủ cung ứng cho thị trường.

Tình trạng thiếu đường đã được dự báo từ đầu năm 2005 do các nhà máy thiếu nguyên liệu đầu vào dưới tác động của thời tiết xấu. Vào thời điểm giữa năm 2005, nhiều công ty đã lên kế hoạch nhập đường thô để tinh luyện nhưng Bộ NN- PTNT không cho vì chuẩn bị vào mùa mía đường. Nhùng nhằng mãi rồi bộ cũng cho nhập. Tuy nhiên, đại diện Công ty Đường Biên Hòa cho biết, công ty được phép nhập khẩu 10.000 tấn đường, nhưng lại không dám nhập vì giá đường trên thế giới cũng đang tăng rất cao, hiện đã đứng ở mức 270 USD/tấn. Nhưng trong thời điểm giá cả mặt hàng này còn bấp bênh thì phương án nhập khẩu đường là rất rủi ro vì mãi tới đầu tháng 2-2006 số đường này mới về tới VN. Điều này cũng đồng nghĩa với thời điểm thị trường có nhu cầu tăng cao nhất đã qua.

Trở lại với giá đường bán sỉ tại các chợ, theo các thương lái, đã có hiện tượng ghim hàng để làm giá ở các đại lý. Một tiểu thương ở chợ Trần Chánh Chiếu tấm tức kể: “Không có tiền “chồng” trước cho đại lý thì họ không xuất hàng, trong khi lượng đường của họ vẫn còn đầy trong kho. Hàng bán vừa hết thì giá gốc lại tiếp tục tăng trong khi tiền lời không đủ để bù vào số tiền tăng thêm!”. Theo tính toán của tiểu thương này, 1kg đường bán sỉ chỉ lời được khoảng 200đ/kg, trong khi đó giá từ phía các đại lý đôi khi điều chỉnh một lúc tăng lên đến hàng ngàn đồng/kg, nếu không cân nhắc kỹ sẽ bị lỗ.

Có thể nói, một số mặt hàng khác cứ vào lúc cao điểm mua sắm lại xảy ra điệp khúc… tăng giá, như bia lon Sài Gòn 333 hay mặt hàng sắt thép (xảy ra cách đây hơn 1 năm). Nguyên nhân chính cũng là do khâu trung gian đã thao túng toàn bộ mặt hàng này. Khi nào chúng ta mới xây dựng được một hệ thống phân phối hàng hóa một cách chuyên nghiệp và khoa học? Đến bao giờ người dân mới được mua sắm hàng hóa với mức giá của công ty đưa ra? Câu hỏi này dường như không phải quá khó để trả lời. “Sốt” giá đường, thêm bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý cũng như điều hành giá cả của các bộ, ngành chức năng!

NHÓM PV

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang