• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất lúa ở ĐBSCL: Nan giải từ khâu giống

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 16/06/2010
Ngày cập nhật: 17/6/2010

“Trong khi thị trường gạo trên thế giới đang có nhu cầu gạo cao cấp là chính, gạo phẩm cấp thấp giảm và chủng loại gạo này Việt Nam không có khả năng cạnh tranh với một vài “đối thủ” trong khu vực” - nhận định này vừa được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra vào đầu tháng 6-2010. Thật ra, VFA đã cảnh báo tình trạng sản xuất lúa có phẩm cấp thấp như giống IR 50404 là ẩn chứa nhiều rủi ro trong vụ Hè thu. Nhưng bỏ qua những cảnh báo này, nông dân vẫn sản xuất để rồi canh cánh nỗi lo cho đầu ra.

* Kiểm soát giống

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt: Việc giảm tỷ lệ giống lúa IR 50404 và OM 576 trong cơ cấu sản xuất lúa là hợp lý. Tuy nhiên, cần tránh hiện tượng gia tăng diện tích một số giống lúa như hiện nay là chưa phù hợp với tinh thần chỉ đạo chung, quan điểm bố trí cơ cấu giống lúa trong từng vụ, từng vùng sản xuất là không có giống lúa nào dù là giống tốt, đặc sản, có tính chống chịu dịch hại, giống có chất lượng cao... hay giống mẫn cảm với dịch hại, chất lượng thấp... vượt quá tỷ lệ 20% diện tích. Tuy nhiên, vụ Hè thu hiện nay, nhiều địa phương, nông dân sản xuất giống IR 50404 vượt xa tỷ lệ 20%.

Một chi tiết cũng đáng lưu ý là giống Jasmine cũng là “con dao hai lưỡi”. Giống lúa Jasmine được trồng ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL với diện tích tăng đáng kể trong vụ Đông xuân 2008 - 2009. Đây là những giống mẫn cảm với dịch hại, nhất là rầy nâu. Cần quan tâm khoanh vùng sản xuất, có quy trình kỹ thuật và danh sách nông dân đăng ký sản xuất, có kiểm soát, kiểm tra tình hình dịch hại để đảm bảo năng suất, sản lượng. Nên giữ cơ cấu giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao trong sản xuất lúa ở ĐBSCL với tỷ lệ 15 - 20%, vượt quá tỷ lệ này và sự kiểm soát sản xuất thiếu chặt chẽ, có nhiều khả năng bộc phát dịch hại gây thiệt hại về năng suất, sản lượng.

Khi đề cập đến cơ cấu giống lúa, các nhà khoa học thường đưa ra 5 vùng để cơ cấu giống lúa tại ĐBSCL: vùng phù sa ngọt (dọc sông Tiền, sông Hậu và phù sa không được bồi hàng năm); vùng bán đảo Cà Mau; Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Nam bộ. Thực tế, có lúc Cục Trồng trọt khuyến cáo, loại bỏ hẳn trong cơ cấu giống lúa vụ Đông xuân 2008 - 2009 những giống lúa IR 50404 và OM 576. Theo điều tra từ ngành nông nghiệp trong vùng, giống lúa sử dụng phổ biến trong vụ Đông xuân 2008 - 2009: OMCS 2000, VND 95-20, OM 2514, OM 2517, OM 4498, OM 4900, OM 3536, OM 5930, Jasmine 85, IR 50404, OM 576... Trong đó, có sự gia tăng diện tích của các giống lúa thơm chất lượng cao như Jasmine 85, VD 20, OM 3536, OM 4900.

* Sản xuất 3 - 5 giống chủ lực khó hay dễ ?

Bộ NN&PTNT cho rằng, thời gian tới bố trí cơ cấu lúa trồng theo chất lượng giống: 20% giống có chất lượng thấp nhưng có tính thích nghi rộng, chịu điều kiện thâm canh thấp, ít đầu tư và cho hiệu quả kinh tế cao; 60% giống có năng suất, chất lượng cao, có tính tương đồng về hình thái và chất lượng; 20% giống lúa đặc sản chất lượng cao nhưng mẫn cảm với dịch hại. Việc sản xuất và cung ứng giống cần được theo dõi và tiến hành trong từng vụ lúa. Chỉ phổ biến rộng rãi các giống lúa đã được cho phép trong danh mục, kiểm soát chặt chẽ lượng giống do các đơn vị chính quy sản xuất; tổ chức, xây dựng hệ thống nhân giống lúa nông hộ có kiểm định đồng ruộng và quản lý việc cung ứng, trao đổi giống trong nông dân. Hàng vụ có tổ chức kiểm định đồng ruộng trong tỉnh và đánh giá chất lượng, số lượng sử dụng giống lúa tốt.

Một vấn đề đáng quan tâm: Hiện một số địa phương đã sản xuất và cung ứng các giống lúa đang trong quá trình khảo nghiệm quốc gia hoặc chỉ được phép sản xuất thử là chưa đúng với quy định hiện nay. Vấn đề này, Cục Trồng trọt cho rằng, cần cân nhắc trong việc phóng thích các giống lúa mới vào sản xuất. Phát triển nóng và nhanh các giống lúa mới sẽ làm cho sự thích nghi của dịch hại nhanh hơn và làm suy cạn nguồn giống (gen) dự trữ cho sản xuất lâu dài.

Theo điều tra của Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón vùng Nam bộ trong năm 2007, số lượng giống lúa được gieo trồng trong vụ Đông xuân là 119 giống, Hè thu 117 giống, Thu đông và mùa là 158 giống. Trước tình hình “rối loạn” giống lúa như hiện nay, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương trong vùng nên theo dõi và bố trí trong cơ cấu giống từ 3 - 5 giống lúa chủ lực, 3 - 5 giống lúa bổ sung và triển vọng trong từng vụ lúa. Đồng thời, theo dõi chặt tình hình thích nghi và khả năng đáp ứng thâm canh, năng suất sản lượng để duy trì hoặc thay thế dần...

Khuyến cáo là thế, nhưng hiện một số tỉnh trong một vụ sản xuất có 20 - 40 giống lúa được canh tác. Đây là một thực tế bắt nguồn từ chuyện bạn hàng xáo mua lúa “xô bồ” của nông dân về xay xát rồi bán cho doanh nghiệp xuất khẩu (giá mua giữa các loại giống không chênh lệch nhiều). Đây cũng là một nguyên nhân để lúa kém chất lượng còn tồn tại nhiều trong nông dân.

VĨNH TƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang