• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chiếc bẫy đèn huyền thoại

Nguồn tin: Lao Động, 15/06/2010
Ngày cập nhật: 16/6/2010

(LĐ) - Tháng 7 là thời điểm rầy nâu phát triển (lứa 5-6) và tấn công mạnh vào các trà lúa. Theo kinh nghiệm dân gian, để tiêu diệt rầy, nông dân thường đốt lửa vào ban đêm để dụ rầy quần tụ đến để tiêu diệt chúng.

Nhưng phương pháp này chỉ giải quyết số rầy ở lứa trưởng thành, còn số rầy non mới sinh trưởng còn lưu lại trên các cánh đồng như là nguy cơ tiềm ẩn. Ở ĐBSCL, có nhiều trận dich rầy tiêu diệt cả trà lúa khổng lồ, gây thiệt hại lớn cho nông dân...

Từ kinh nghiệm thực tế trên, các nhà khoa học đã nghĩ ra cách làm bẫy đèn. Đó là một cấu trúc đơn giản, chỉ gồm một trụ đèn bằng sắt hoặc bằng cây, dài khoảng 3 mét. Trên thanh sắt này hàn một cái giá treo gắn bóng đèn và 2 cái nón chụp phía trên và phía dưới, trong đó nón phía trên thì quay xuống để che mưa còn nón phía dưới thì quay ngược lên như cái phễu để hứng côn trùng. Dưới phễu có bao hứng côn trùng. Bên trong bao nylon hoặc cái khai này để một ít dầu nhờn hoặc một ít thuốc trừ sâu để khi côn trùng rơi vào sẽ dính thuốc và chết.

Bẫy đèn không chỉ để diệt rầy mà quan trọng là căn cứ vào mật số của rầy để đưa ra lịch thời vụ và dự báo phòng chống rầy. Khi mật độ rầy ở bẫy đèn lên cao tức là ngoài đồng ruộng quần thể rầy nâu xuống rất thấp, người ta thông báo với nông dân đồng loạt xuống giống và khi cây lúa đã vượt qua ngưỡng 20 ngày, lứa rầy mới bắt đầu phát sinh thì cũng không đủ sức tấn công và gây hại nặng nề cho cây lúa (gây tổn thương thân lúa và truyền virus mang mầm bệnh). Mỗi bẩy đèn (chi phí khoảng gần 1 triệu đồng) có thể dự báo cho hàng ngàn hécta trồng lúa...

Hai trận rầy nâu 2006, 2008 ở ĐBSCL, thế giới nghĩ rằng Việt Nam khó có thể gượng dậy với sự dai dẳng, đeo bám của dịch rầy và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Viện Lúa thế giới (IRRI) liên tục cảnh báo vì lo ngại cho túi gạo lớn của thế giới và dự báo Việt Nam phải nhập gạo để cứu đói.

Thế nhưng, những vụ lúa năm sau, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ vững, thậm chí còn cao hơn. Điều mà họ không hình dung nổi là để vượt qua được cơn bộc phát rầy khủng khiếp ấy, Việt Nam đã huy động nông dân đồng loạt ra đồng để gieo sạ trên 1 triệu hécta chỉ trong một ngày, đó là việc khó một quốc gia nào trên thế giới có thể làm được và có lẽ chính vì thế mà Việt Nam đã giành được điểm 10 về phát triển nông nghiệp trong những năm đầu của thế kỷ 21. Mới đây, Thái Lan và Campuchia mời chuyên gia nông nghiệp Việt Nam sang tư vấn giải pháp đối phó với nạn châu chấu đang bùng phát trên xứ sở của họ.

Chiếc bẫy đèn xuất hiện trong những trận bộc phát rầy như là một huyền thoại và có thể được xem là sự khởi đầu cho cuộc hành trình hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Trần Thái Lê

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang