• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng nghề ĐBSCL: Tư duy kinh doanh phải xa khỏi cổng làng

Nguồn tin: SGGP, 26/12/2005
Ngày cập nhật: 27/12/2005

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có hơn 200 làng nghề tiểu thủ công chiếm 10% số làng nghề trong cả nước và khoảng 50% số hộ nông nghiệp coi sản xuất thủ công là nghề phụ để cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động của các làng nghề địa phương vẫn ì ạch, tồn tại nhiều nghịch lý.

Thiếu nhiều thứ

Kết quả khảo sát gần đây của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho thấy hiện nay 3 vấn đề bức xúc nhất đối với các làng nghề ĐBSCL là thiếu vốn, kỹ thuật thấp và thiếu thông tin thị trường. Mặc dù các tỉnh trong khu vực có nguồn lao động dồi dào nhưng nhìn chung, hoạt động của đội ngũ thợ thủ công ở các làng nghề chưa mang lại hiệu quả cao do thiếu kỹ năng và thiếu cán bộ quản lý.

Tại hội thảo phát triển làng gốm xuất khẩu tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2010 được Sở Công nghiệp Đồng Tháp tổ chức vào cuối năm 2005, nhiều doanh nghiệp (DN) đã bức xúc trước tình trạng các ngân hàng luôn “dị ứng” với các DN xuất khẩu gốm, không chịu cho vay.

Bên cạnh đó, đa phần công nghệ sản xuất gốm còn lạc hậu, trình độ tay nghề thấp nên sản phẩm đơn điệu, từ đó chưa thu hút thị trường ngoài nước.Ở làng gốm Cổ Chiên (Vĩnh Long), trong số hàng trăm doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, chỉ có 3 đơn vị tham gia xuất khẩu trực tiếp là Công ty TNHH Tư Thạch, Công ty TNHH Nam Hưng và doanh nghiệp Vĩnh Trà.

Mặt khác, theo bà Hồ Thị Thắm, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp Vĩnh Long, đa số các cơ sở sản xuất gốm Vĩnh Long không nhìn xa trông rộng, chỉ cần trước mắt làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu là được. Chính vì thế, qua các kỳ hội chợ, triển lãm sản phẩm gốm Cổ Chiên, mặc dù ngành chức năng đã có chính sách hỗ trợ 50% chi phí vận chuyển và 50% chi phí thuê gian hàng, nhưng vẫn có ít DN tham gia, đó là chưa kể tình trạng bán phá giá tùy tiện. Nhiều DN còn không có chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài, chưa ý thức được tầm quan trọng của thông tin trong nền kinh tế thị trường, từ đó chưa quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm mà chỉ đóng khung theo kiểu buôn chuyến “ăn xổi ở thì”.

Theo ông Võ Thanh Hùng, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp TP Cần Thơ, hầu hết các sản phẩm TCMN vẫn duy trì mẫu mã cũ, chưa đa dạng, chưa cải tiến công nghệ và trang thiết bị nên phát triển chậm, khó mở rộng thị trường, chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ và một số địa bàn lân cận.

Giải bài toán nhiều ẩn số

Theo ông Trần Văn Rón, Giám đốc Sở Công nghiệp Vĩnh Long, 4 yếu tố: tài nguyên, lao động, công nghệ và chất xám là những tiêu chí cơ bản để làng nghề phát triển bền vững trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế, nhiều làng nghề bị mất đi hoặc mai một do thiếu đầu tư công nghệ và không có nguồn lực chất xám chi phối. Số liệu từ Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy năng suất lao động sẽ tăng 7% nếu người lao động có học vấn và tăng lên 11% nếu người lao động tốt nghiệp trung học cơ sở, cứ đến trường 1 năm có thể làm tăng 10% tiền công.

Ông Trần Văn Thăng, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết: “Để giúp làng hoa Sa Đéc sớm hội nhập, gần đây Hội đã tạo điều kiện cho hội viên và các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hoa kiểng tìm hiểu thị trường, tiếp thị, quảng bá sản phẩm thông qua các lớp tập huấn, hội thảo khoa học, hội thi, cử thành viên đi nước ngoài tìm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ…”.

Tiến sĩ Cao Tấn Khổng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, nhận định: “Làng nghề ĐBSCL đang đứng trước vận hội và khó khăn, thách thức. Mặt thuận lợi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường, nhu cầu ngày càng tăng về các giá trị văn hóa truyền thống, các sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên ngày càng được coi trọng. Khó khăn là hạn chế về mặt nhận thức đối với tầm quan trọng, và giá trị của sản phẩm đang làm bị mai một. Để giải quyết những mặt bất cập này cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ từ nhiều cấp, nhiều ngành và toàn xã hội…”.

Thúc đẩy phát triển các làng nghề ĐBSCL là góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện mức sống ở nông thôn, làm giàu thêm bản sắc văn hóa và truyền thống Việt Nam, mang tính bền vững và không ảnh hưởng đến môi trường. Để đạt mục tiêu trên, Chính phủ cần xây dựng tầm nhìn chiến lược và định hướng quy hoạch phù hợp, đi đôi với chính sách về nhân lực và tài chính tín dụng cụ thể, tạo sân chơi bình đẳng, hỗ trợ bằng những cơ chế thông thoáng, đồng bộ, huy động các thành phần kinh tế và các ngành, các cấp cùng chia sẻ cộng đồng trách nhiệm, giúp người lao động ở các làng nghề vươn lên tầm cao mới trong lộ trình hội nhập.

NGUYỄN HÀ PHƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang