• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tái canh cây cà phê để phát triển bền vững

Nguồn tin: Nhân dân, 08/06/2010
Ngày cập nhật: 10/6/2010

Giá cả, thị trường, hỗ trợ tạm trữ thu mua... là những vấn đề nổi cộm của ngành cà-phê trong thời gian gần đây. Tuy nhiên một vấn đề lớn, ít nhắc đến nhưng lại đang được coi là cốt lõi, quyết định đến năng suất, chất lượng của ngành cà-phê nước nhà chính là việc tái canh cây cà phê...

Diện tích cà phê già cỗi tăng nhanh

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích cà-phê hơn 20 năm hiện có 86 nghìn ha, chiếm 17,3% tổng diện tích cà-phê, ngoài ra có khoảng hơn 40 nghìn ha cà-phê dưới 20 tuổi nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, ít cành thứ cấp, nhiều cành không cho quả, năng suất và chất lượng quả thấp. Nguyên nhân của tình trạng già cỗi nhanh là do cà-phê được bố trí trồng trên những vùng đất không phù hợp, giống cây trồng và đầu tư không bảo đảm quy trình. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, chỉ có khoảng 50% số hộ bón NPK phù hợp với quy trình, số hộ còn lại có mức bón cao hơn so với quy trình khuyến cáo từ 10 đến 23% gây lãng phí do hiệu quả sử dụng phân bón thấp. Lượng nước tưới sử dụng cũng cao hơn mức khuyến cáo từ 600 đến 700 m3/ha/năm. Bên cạnh đó, tình trạng thâm canh cao độ cũng khiến cây chóng tàn kiệt. Thực tế, trong một thời gian dài, ngành sản xuất cà-phê Việt Nam chú trọng quá nhiều vào việc thâm canh tăng năng suất. Năng suất trung bình toàn quốc là gần hai tấn/ha, rất cao so với năng suất bình quân của thế giới, nhiều nơi đạt tới ba, bốn tấn nhân/ha, thậm chí có điển hình đạt tới năm tấn nhân/ha. Ðặc biệt, khi giá cà-phê lên cao, để đạt năng suất tối đa, người sản xuất sử dụng phân hóa học, nước tưới và thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức khuyến cáo, trong khi ít bón hoặc không bón phân hữu cơ, tiết giảm hoặc loại bỏ cây che bóng để tăng mật độ cà-phê. Hậu quả của tình trạng thâm canh quá mức đó đã làm cho vườn cà-phê nhanh xuống cấp, sâu bệnh gia tăng, chi phí và giá thành tăng cao, mức độ rủi ro cũng lớn khi mất mùa hoặc giá thành hạ, nguồn nước tưới và đất trồng nhanh chóng thoái hóa. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nếu cứ tiếp tục thâm canh tăng năng suất, bất chấp sự suy thoái của đất đai thì từ năm đến mười năm nữa năng suất cà-phê/ha sẽ giảm nhanh chóng, chất lượng quả cũng kém dần và khả năng khôi phục lại là vô cùng khó khăn và dài lâu. Trước thực trạng này, tái canh cà-phê được coi là giải pháp vừa cấp bách, vừa mang tính lâu dài.

Khó cũng phải làm

Theo tính toán, hiện nay cả nước có khoảng 20% diện tích cà-phê hơn 20 tuổi cần được thay thế và khoảng 150 nghìn ha có độ tuổi từ 15 đến 20 năm cần được "trẻ hóa" để nâng cao năng suất. Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Phan Huy Thông, việc tái canh không đơn giản, nếu muốn vừa bảo đảm được hiệu quả tái canh, vừa tránh giảm sút đột biến về sản lượng cà-phê tại thời điểm đó. Kinh nghiệm của các nước tiến hành tái canh cà-phê trên quy mô lớn như Cô-lôm-bi-a, Ấn Ðộ cho thấy, cần xây dựng chương trình tái canh chủ động, có các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật, chính sách, nguồn lực đầu tư và tiến hành từng bước theo hướng mỗi ha trồng lại không quá 20% diện tích vườn cây cần thay thế. Thực tế ở nước ta, thời gian qua, khu vực Tây Nguyên đã có một số mô hình tái canh thành công như Công ty Eapok (Ðác Lắc) trồng tái canh 100 ha thực hiện thu gom rễ cùng biện pháp luân canh ba năm. Hiện cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất 2,5 - 3 tấn nhân/ha. Nông trường cà-phê Thuận An (Ðác Nông) cũng tiến hành tái canh trên diện tích 30 ha, thời gian luân canh với ngô, đậu là bốn năm, hiện vườn cà-phê sau tái canh đạt năng suất hơn hai tấn nhân/ha... Tuy nhiên hiện nay, những mô hình trồng tái canh thành công như thế này chưa nhiều và cũng chưa được nhân rộng. Nhiều công ty, hộ gia đình thực hiện tái canh nhưng chưa hiệu quả, năng suất vẫn chỉ đạt dưới một tấn nhân/ha. Theo số liệu của Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, trong 42 hộ trồng tái canh cà-phê, sau bốn năm, chỉ có 11% có vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt, có thể chấp nhận là thành công. Nguyên nhân được các nhà khoa học chỉ ra là do chất lượng giống cà-phê chưa tốt, do đất thoái hóa quá mạnh sau một chu kỳ canh tác cà-phê lâu dài. Hơn nữa, việc đầu tư nghiên cứu về tái canh cà-phê cho các cơ quan cũng chưa đúng mức là điều mà nhiều địa phương lên tiếng. Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, thời gian tới Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho công tác tái canh cà-phê trên diện rộng và bảo đảm áp dụng đại trà cho hiệu quả tốt. Ðặc biệt, Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ tài chính hợp lý cho diện tích được đưa vào tái canh như phân tích của Tổng Giám đốc Tổng Công ty cà-phê Việt Nam Ðỗ Văn Nam: Với đất có sâu bệnh, phải luân canh hai, ba năm, lúc đó người dân tạo thu nhập ở đâu nếu như không có sự hỗ trợ từ Chính phủ.

Ngoài ra, từng ngành, đơn vị cũng có vai trò riêng trong việc thực hiện thành công tái canh cà-phê. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp phải xác định rõ quy mô, địa bàn tái canh cà-phê đến năm 2015, làm cơ sở xây dựng chương trình tổng thể tái canh cà-phê cả nước trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2010. Từng địa phương cũng khẩn trương rà soát, phân loại chất lượng, diện tích cà-phê hiện có, xác định diện tích cà-phê cần trồng lại hoặc chuyển đổi trong thời gian tới. Ðồng thời tổng kết kinh nghiệm của các mô hình đã thành công, có cơ chế chính sách hỗ trợ trồng tái canh hoặc chuyển đổi cà-phê của địa phương... Về mặt kỹ thuật, Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên cần sớm hoàn thành quy trình kỹ thuật trồng tái canh cà-phê để hướng dẫn các địa phương thực hiện. Ngoài ra, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư quốc gia phải ưu tiên bố trí kinh phí hỗ trợ chương trình tái canh cà-phê, tập trung cho các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn...

Với sản lượng xuất khẩu hơn một triệu tấn/năm và kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD/năm, cà-phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên, với thực trạng diện tích cà-phê già cỗi đang tăng nhanh như hiện nay thì thành quả xuất khẩu trên đang bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì vậy, biện pháp cần thiết trong lúc này là phải tiến hành tái canh cà-phê một cách hiệu quả để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của một

Ánh Tuyết

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang