• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Hiệu quả đầu tư mua máy gặt đập liên hoàn

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 08/06/2010
Ngày cập nhật: 9/6/2010

Máy gặt đập liên hoàn giúp bà con nông dân hạ thấp giá thành sản phẩm, tiết kiệm thời gian, bảo đảm thời vụ, tạo thuận lợi cho việc thâm canh lúa, mang lại lợi ích kinh tế cho chính người đầu tư.

Vụ chiêm xuân năm nay, lần đầu tiên máy gặt đập liên hoàn xuất hiện trên đồng ruộng huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Đó là sự mạnh dạn đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của 2 nông dân Nguyễn Khắc Trần và Lê Văn Dương ở thôn Thượng Hải, xã Bình Lãng.

Gia đình ông Trần và ông Dương chỉ là 2 trong số hàng chục gia đình ở xã Bình Lãng có trên 1 mẫu ruộng cấy lúa mỗi vụ. Vào mùa thu hoạch lúa, do neo người nên công việc gặt hái của gia đình 2 ông cùng các hộ khác trong xã mất nhiều thời gian và rất vất vả. Để thu hoạch 1 sào lúa, trung bình 1 người nông dân phải bỏ ra hơn 10 giờ thực hiện các công đoạn gặt, vận chuyển, tuốt lúa. Nếu ruộng trũng, lúa đổ thì thời gian trên sẽ phải tăng lên 1,5 lần. Còn nếu thuê người khác gặt 1 sào lúa, bà con phải bỏ ra 100 nghìn đồng và thêm vào đó 40 nghìn đồng tiền thuê máy tuốt lúa. Xuất phát từ thực tế trên, 2 ông đã quyết định đầu tư 125 triệu đồng mua máy gặt đập liên hoàn mở dịch vụ gặt thuê nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất cho gia đình và bà con nông dân, đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập.

Ông Dương cho biết, quy trình hoạt động của máy gặt đập liên hoàn gồm 4 công đoạn: gặt, tuốt, sàng sẩy, đóng bao, người dân chỉ cần vận chuyển thóc về nhà phơi. Rơm, rạ tươi được phụt ra ngay tại ruộng, bà con có thể phơi làm chất đốt dự trữ hoặc ủ làm phân bón ruộng. Cứ 15 phút chiếc máy này sẽ gặt được 1 sào (1 ngày gặt được 4 mẫu ). Trong quá trình gặt, tỷ lệ thóc rơi vãi ra ngoài rất ít; máy gặt sát gốc lúa, kể cả lúa bị đổ. Theo tính toán, mỗi sào lúa gặt bằng máy gặt đập liên hoàn bà con nông dân chỉ phải chi trả 120 nghìn đồng, tiết kiệm được 20 nghìn đồng so với gặt tay, chưa kể công vận chuyển, tuốt lúa, sàng sẩy... Thấy được hiệu quả của máy gặt đập liên hoàn nên nhiều nông dân trong và ngoài xã đã thuê 2 ông gặt lúa.

Ông Dương và ông Trần cho biết: Đầu tư mua máy gặt đập liên hoàn giúp bà con nông dân hạ thấp giá thành sản phẩm, tiết kiệm thời gian, bảo đảm thời vụ, tạo thuận lợi cho việc thâm canh lúa, mang lại lợi ích kinh tế cho chính người đầu tư. Tiền công một sào ruộng trừ chi phí mua dầu, tiền công, khấu hao máy móc vẫn còn lãi 70 nghìn đồng. Ước tính, mỗi một vụ thu hoạch lúa kéo dài từ 15 đến 20 ngày, 2 ông sẽ gặt được từ 60 đến 80 mẫu lúa, trừ chi phí còn thu lãi từ 42 đến 56 triệu đồng/vụ. Sau khi kết thúc vụ gặt, đầu nổ của máy gặt đập liên hợp có thể dùng để vận hành làm máy bơm nước.

TIẾN MẠNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang