• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông nghiệp TPHCM giai đoạn 2001-2005: Bước chuyển dịch thứ 2

Nguồn tin: SGGP, 23/12/2005
Ngày cập nhật: 25/12/2005

Giai đoạn 2001-2005 giá trị sản xuất nông nghiệp TPHCM tăng bình quân 5,8%. Chính sự điều chỉnh về cơ cấu của ngành nông nghiệp trước đó đã tạo nên hiệu quả chuyển dịch giai đoạn hiện nay.

Thủy sản - Chăn nuôi vượt trồng trọt

Có thể nói, 2001-2005 là thời kỳ trổi dậy mạnh mẽ của thủy sản TPHCM. Đây là lĩnh vực có tính đột phá cao và ngoạn mục nhất của ngành nông nghiệp TP, đóng vai trò đầu tàu trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp TP 5 năm qua. Phát triển thủy sản, chủ yếu là con tôm sú, nghêu… với mức tăng bình quân 22,7%/năm, tập trung nhiều ở huyện Nhà Bè và nhất là huyện Cần Giờ.

Giúp 2 huyện này từ vùng sản xuất lúa độc canh và độc vụ năng suất thấp, khi chuyển qua nuôi trồng thủy sản mới làm bật dậy tiềm năng vùng đất này. Diện tích nuôi tôm sú năm 2005 là 6.165ha. Như vậy, bình quân mỗi năm tăng 7,6%, trong đó diện tích nuôi công nghiệp tăng 53,3%/năm.

Sản lượng thu hoạch năm 2005 là 8.300 tấn, tăng bình quân 61%/năm. Các hoạt động dịch vụ thủy sản tăng 27%/năm. Hiện nay huyện Cần Giờ đang chuẩn bị nuôi tôm theo mô hình GAP (tạm dịch: Thực hành nông nghiệp tốt) và tận dụng mặt nước trên sông rạch để triển khai nuôi nhiều mô hình khác có giá trị như hàu, cá bống mú…

Ngành chăn nuôi dù 2 năm qua bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm gia cầm, nhưng vẫn giữ mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng bình quân 5,1%/năm (chủ yếu là bò sữa).

Nông nghiệp đô thị - Bước chuyển dịch lần 2

Theo ông Nguyễn Phước Thảo, Giám đốc Sở NN-PTNT TP, chăn nuôi, nhất là thủy sản góp phần lớn vào việc nâng tỷ trọng 2 lĩnh vực này lên cao hơn trồng trọt: chiếm 33,9% và 30,5% so với 25,8% của trồng trọt. Nhưng 2 vật nuôi thế mạnh là con bò sữa và tôm sú không thể phát triển mãi về số lượng và không gian do đã gần đạt ngưỡng.

Vì vậy, sản xuất nông nghiệp TP trong giai đoạn cơ cấu lại cả về chất và lượng, trong đó trồng trọt với thế mạnh của nền nông nghiệp đô thị: diện tích nhỏ, nhưng tạo ra giá trị lợi nhuận cao sẽ có vai trò mới.

Trong trồng trọt, lúa là cây trồng có thu nhập thấp nhất các loại cây trồng hay vật nuôi, nhưng hơn 72% diện tích trồng trọt TP (gần trên 41.000ha) là cây lúa. Điều này khiến 2/3 nông hộ TP gặp khó khăn nếu chỉ trông chờ vào cây lúa (đạt 200.000 đồng/người/tháng) và làm cho giá trị sản lượng bình quân trên một ha/năm không cao (trên 34 triệu đồng/ha/năm).

Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp TP thời gian tới chủ yếu là chuyển diện tích lúa sang nuôi hoặc trồng các loại cây con khác có giá trị kinh tế cao hơn, như: rau an toàn 60-100 triệu đồng/ha/năm, hoa và cây kiểng các loại trên 200 triệu đồng đồng/ha/năm... Đây là sẽ ngành sản xuất mũi nhọn của nền nông nghiệp đô thị, phù hợp với tiến trình đô thị hóa, diện tích nhỏ, lợi nhuận cao.

Diện tích hoa kiểng năm 2005 gần 850ha, trong đó lan cắt cành là 50ha, mai 225ha… tập trung nhiều ở quận Bình Tân và huyện Củ Chi, Hóc Môn… Thị trường lan cắt cành còn khá lớn chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu, 35% là hoa từ TP Đà Lạt và số còn lại phải nhập khẩu. Mỗi tuần TP nhập hơn 20.000 cành lan từ Thái Lan, với giá bình quân 4.000 đồng/cành, tương đương 4 tỷ đồng/năm.

Trong khi đó, do còn manh mún, tự phát, lượng hàng hóa không nhiều, chất lượng chưa ổn định, thiếu giống tốt, thiếu thông tin về thị trường... là những mặt hạn chế cần sớm khắc phục. Để hoa, cây kiểng trở thành mũi nhọn của nền nông nghiệp đô thị, cần phải tập trung đầu tư, khảo sát, quy hoạch và hình thành một số vùng chuyên canh.

UBND TPHCM xác định, cây lan hoàn toàn có thể trở thành cây trồng chủ lực và giao Trung tâm Tư vấn - Hỗ trợ Nông nghiệp điều tra nhu cầu thị trường trong nước và tìm hiểu thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, lập HTX, tổ hợp tác hoặc công ty cổ phần để liên kết sản xuất và tiêu thụ, nhanh chóng hình thành vùng chuyên canh tập trung theo hướng liên kết với nông dân, chú ý phát triển mô hình doanh nghiệp và cơ sở vệ tinh.

Sớm hình thành Trung tâm Triển lãm và giao dịch hoa, cây kiểng và rau sạch... TP chỉ đạo Sở NN-PTNT điều chỉnh bổ sung chương trình hỗ trợ vốn để có thể trong 5 năm tới cây lan trở thành cây trồng chủ lực TP. Ban chỉ đạo chương trình phát triển cây lan cũng được thành lập với nhiệm vụ xây dựng mục tiêu, diện tích, đồng bộ hóa... để đến năm 2007 TPHCM có thể xuất khẩu lan.

CÔNG PHIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang