• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây làm giàu của nông dân xứ Thanh

Nguồn tin: Nhân dân, 01/06/2010
Ngày cập nhật: 2/6/2010

"Cây mía đã hết sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo và đang trở thành cây làm giàu của nông dân xứ Thanh" - Lời giới thiệu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn Lê Văn Tam - người gắn bó hàng chục năm nay với cây mía, hạt đường, đã thôi thúc chúng tôi về Thanh Hóa - một trong những địa phương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là vùng phát triển mía đường chính của cả nước...

Làm mới cây mía, hạt đường Lam Sơn

Theo đường Hồ Chí Minh, từ Hà Nội chúng tôi về Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Ðến địa phận vùng mía, hút vào tầm mắt là mầu xanh bạt ngàn của những ruộng mía đang thời kỳ chăm sóc và tăng trưởng. Ðón chúng tôi tại công ty, Phó Tổng giám đốc Ðặng Thế Giang hồ hởi: Hiện nay, chúng tôi đang có rất nhiều chính sách đầu tư phát triển cây mía, mà mới nhất và bao quát nhất là việc bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu tư "Làm mới lại cây mía đường Lam Sơn" giai đoạn 2010 - 2015 với mục đích tổ chức nghề trồng mía thành một nghề sản xuất kinh doanh, làm giàu cho nông dân và địa phương theo hướng quy hoạch tập trung quy mô lớn, bình quân mỗi hộ có từ một ha trở lên, liền vùng, liền thửa, đầu tư thâm canh cao, năng suất mía đạt tối thiểu 80 tấn/ha, cho thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng/ha. Dự án được triển khai từ vụ mía 2010 - 2011 thông qua đầu tư sản xuất thâm canh cây mía, đầu tư cải tạo và làm giàu tài nguyên đất trồng mía, chính sách ưu đãi phát triển giống năng suất, chất lượng... Tất cả những nội dung đó người trồng mía đều nhận được vốn vay và sự hỗ trợ không hoàn lại từ công ty. Ngoài ra, công ty còn quan tâm đầu tư về khoa học kỹ thuật, công nghệ cho người trồng mía. Cụ thể là hỗ trợ toàn bộ phí đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ cho nông dân, bố trí cán bộ chuyên trách chỉ đạo trồng mía đối với những xã có quy mô từ 100 ha mía trở lên. Ðặc biệt, công ty hỗ trợ 20 triệu đồng/ha đầu tư dự án tưới nước nhỏ giọt công nghệ cao đối với những hộ có diện tích tập trung liền vùng, liền khoảnh từ 15 ha trở lên... Ðây là công nghệ mới, tiên tiến và đem lại hiệu quả cao. Như lời đồng chí Giang thì, bình quân mỗi ha mía đạt năng suất 80 tấn/ha là tương đối ổn nhưng với công nghệ này, năng suất có thể đạt tới 120 - 150 tấn/ha. Nếu như niên vụ 2009 - 2010, sản lượng mía của toàn vùng Lam Sơn đạt 662.000 tấn, với năng suất trung bình 60 tấn/ha thì niên vụ năm nay, năng suất chắc chắn sẽ tăng đáng kể. Ðó không chỉ là nhận định của lãnh đạo công ty mà còn là cảm nhận của những hộ dân trồng mía. Ông Ðào Văn Ðường, xóm 3, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân - người sở hữu 15 ha mía tập trung, trên một số diện tích có áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, phấn chấn nói với chúng tôi: Với tốc độ phát triển cây mía như hiện nay, nếu thời tiết thuận lợi thì năng suất mía mỗi ha sẽ đạt tới con số 120 tấn/ha. Trong khi mức thu mua mía niên vụ này được công ty bảo đảm là 700.000 đồng/tấn thì tính sơ sơ thu nhập của chúng tôi đã vào khoảng gần 90 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được sẽ là rất khá.

Dân Nông Cống "mê" cây mía rồi

Nông dân Nông Cống bây giờ "mê" cây mía lắm rồi - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống Trần Văn Khánh nói như thế khi chúng tôi hỏi về cây mía trên vùng nguyên liệu Nông Cống. Hiện diện tích mía toàn vùng là hơn 5.000 ha, năng suất đạt trung bình 60 tấn/ha, nhiều diện tích trồng đúng kỹ thuật, trên đất tốt có năng suất đạt tới hơn 100 tấn/ha, bảo đảm cho người trồng mía có mức lãi trung bình vào khoảng 30 - 40 triệu đồng/năm. Nhất là trong vài niên vụ trở lại đây, giá đường trong nước và thế giới tăng nên người trồng mía cũng đạt thu nhập khá hơn rất nhiều. Ðể có được những con số khá ấn tượng đó, là cả một câu chuyện dài mà Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống phải vất vả vượt qua. Từ tình trạng nợ nần trước thời kỳ cổ phần hóa, sau ba năm hoạt động theo mô hình cổ phần, công ty đã xóa được nợ và bắt đầu làm ăn có lãi. Nhờ vậy, mức đầu tư cho người trồng mía có điều kiện được mở rộng trên tất cả các mặt như: giống, vốn, kỹ thuật, công nghệ, giá... Tổng kinh phí cho các khoản hỗ trợ này hằng năm chiếm của công ty từ 15 - 20 tỷ đồng. Chính vì vậy, cây mía hiện đang được nông dân coi là cây có giá trị để ổn định đời sống và tăng thu nhập.

Ðưa chúng tôi ra nông trường Lê Ðình Chinh rộng 190 ha, bạt ngàn mía xanh ngút ngát, Giám đốc Nông trường Nguyễn Thị Hương nói: Trước đây, khi chưa sáp nhập vào Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống, nông trường vẫn trồng chè và một số cây trồng khác theo mùa vụ, rất vất vả nhưng thu nhập lại thấp và không ổn định. Từ khi sáp nhập, nông trường đã chuyển hoàn toàn diện tích sang trồng mía, đất khoán cho nông hộ viên. Sau sáu năm, bây giờ trồng mía đã trở thành nghề chính của các nông trường viên và ai cũng phấn khởi, yên tâm canh tác. Chứ như trước đây, tâm lý nông dân lúc nào cũng bấp bênh cho việc trồng cây gì theo từng niên vụ...

Dừng lại ở ruộng mía của gia đình chị Lê Thị Thanh, đội 1, Nông trường Lê Ðình Chinh, chúng tôi lại cảm nhận rõ sự phấn chấn của nông dân vùng mía. Chị Thanh tay thoăn thoắt xới đất tưới nước cho mía, vừa làm vừa nói: Giờ chỉ trồng mía thôi. Trồng mía còn có tiền xây nhà và cho con ăn học nữa. Vụ vừa rồi nhà tôi thu lãi gần 40 triệu đồng, vụ này ước tính còn hơn thế vì mía đang lên đẹp lắm. Nói rồi chị ngừng tay dẫn chúng tôi đến thửa mía đang lên đẹp nhất, lau mồ hôi mà hồ hởi: Trồng mía có tiền cho nên chúng tôi ham lắm. Lại được sự quan tâm hỗ trợ nhiều từ phía nông trường và công ty từ khâu trồng, chăm bón đến thu mua cho nên dân rất yên tâm...

Chung tay vì cây mía

Theo quy hoạch phát triển mía đường của tỉnh Thanh Hóa, tổng diện tích mía năm 2010 của cả tỉnh sẽ là 30.000 ha. Dự tính đến năm 2020 phải bảo đảm đủ mía nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động hết công suất. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa Nguyễn Xuân Sang cho biết: Thanh Hóa quan tâm phát triển cây mía đường và xác định đây là cây trồng chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Hiện Thanh Hóa cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về chữ lượng đường. Ông Sang cho biết thêm, nếu giá đường tăng cao kéo theo giá mía tiếp tục ổn định và tăng thì người dân sẽ theo cây mía đến cùng. Sở cũng như tỉnh sẽ tạo điều kiện với những chính sách, cơ chế tốt nhất cho các công ty mía đường và người trồng mía.

Có thể thấy ngành sản xuất mía đường của Thanh Hóa đang đi đúng hướng, vì Thanh Hóa là vùng trồng mía truyền thống, tỉnh có những chính sách đồng bộ cho ngành sản xuất nông nghiệp này; các công ty mía đường làm ăn ngày càng quy củ và hiệu quả. Nhưng có lẽ, ấn tượng mạnh nhất, và nguyên nhân lớn nhất để cây mía trở thành cây "làm giàu" của người dân nơi đây chính là sự nhiệt tâm của những người đang từng ngày gắn bó với cây mía. Là "triết lý" đáng nhớ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn Lê Văn Tam "Nông dân không trồng mía thì trồng cây khác, nhà máy không có mía thì nhà máy chết. Vì vậy, khi nào đất nước không còn dùng đường nữa thì nhà máy mới được quên dân"; là tâm huyết của Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống Trần Văn Khánh: "Giờ càng lăn lộn với công ty, với người trồng mía tôi càng thấy gắn bó với cây mía, hạt đường". Hay sự chia sẻ giản dị của nông trường viên Lê Thị Thanh: "Những người dân như chúng tôi thật mừng vì có Công ty mía đường đóng trên địa bàn. Không trồng mía chúng tôi cũng phải trồng cây khác để kiếm sống, huống chi cây mía cho hiệu quả kinh tế cao cho nên chúng tôi luôn nghĩ trồng mía không phải cho nhà máy mà là cho chính mình"...

Từ lãnh đạo Sở, lãnh đạo công ty mía đường đến người dân Thanh Hóa đều rất tin tưởng hướng phát triển nông nghiệp nhờ vào cây mía. Tuy nhiên, cũng không phải không còn những trăn trở cho sự bền vững và đi lên mạnh hơn nữa của cây mía. Hạn chế lớn nhất được hầu hết các bên liên quan đề cập chính là tình trạng manh mún trong sản xuất mía. Như vùng mía đường Lam Sơn hiện trung bình một hộ chỉ có 0,5 ha mía, số hộ có 3 ha trở lên khoảng 200 hộ, còn quy mô từ 10 - 15 ha thì chỉ có chừng 5 - 7 hộ. Vùng mía Nông Cống tình trạng manh mún còn rõ nét hơn. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn thì rất khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sẽ hạn chế đáng kể đến năng suất mía. Hiện cả Lam Sơn và Nông Cống đều đang triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa theo nhiều hình thức khác nhau và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Về lâu dài cần làm tốt công tác quy hoạch, sẽ đồng thời giải quyết được bài toán nguyên liệu cho các nhà máy, giải quyết được vấn đề năng suất, chất lượng của cây mía và cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân.

Ngoài quy hoạch, một vấn đề lớn nữa là giá mía nguyên liệu trong điều kiện thị trường luôn có những biến động khó lường. Do đó, ngoài việc các công ty mía đường phải gắn bó với dân, có mức giá ổn định cho dân thì Nhà nước cũng cần có sự điều tiết trong ngành mía đường giống như một số ngành sản xuất nông nghiệp khác là giá giảm thì mua vào, giá tăng thì bán ra. Ngoài ra, các vấn đề khác như: giải quyết giống, vốn, kỹ thuật cho nông dân là những việc mà các công ty mía đường phải làm thường xuyên theo từng niên vụ.

Khó khăn vẫn còn đó, nhưng với những gì Thanh Hóa đang làm có thể tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành mía đường địa phương trong tương lai. Vì hơn hết, ở xứ Thanh, cây mía đã được người dân đón nhận nhiệt tình, đã ở lại được với người dân và đang trở thành cây làm giàu cho họ.

HẢI PHƯƠNG và ÁNH TUYẾT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang