• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Có ai mua quế Trà My?

Nguồn tin: Thanh Niên, 22/05/2010
Ngày cập nhật: 24/5/2010

Quế Trà My (Quảng Nam) một thời đắt đỏ. Nhiều người phất lên, đổi đời nhờ quế. Giờ, trồng cây quế như giữ nợ trong nhà...

Cây quế - cây vàng

Nghe có người muốn tìm hiểu thông tin về quế Trà My, ông Phan Thành Phương - Phó phòng Nông nghiệp huyện Bắc Trà My mừng rơn. "Ở đây tui tiếp rất nhiều nhà doanh nghiệp đến tìm hiểu, đặt vấn đề thu mua, chế biến và xuất khẩu quế. Nhưng, rồi chẳng thấy ai quay lại, dù chỉ một lần..." - ông Phương trầm ngâm khi nói về số phận hẩm hiu đến khó tin của quế Trà My một thời lừng lẫy trên thương trường.

Trong vòng 10 năm từ 1980 đến khoảng 1990, đến Trà My chỉ nghe nói chuyện quế. Trong các vườn quế của đồng bào Cadong, Kor, Xơ đăng... ở Trà Giác, Trà Giáp hay Trà Ka xa xôi, nghìn nghịt thương lái đến "bỏ tiền tươi" cho đồng bào chỉ để mong được sở hữu, dù chỉ một vài cây. Mà chừng ấy thôi cũng đủ lắm rồi. Bởi lúc đó, một cây quế đến tuổi thu hoạch bán ra tại vườn là bỏ túi cả cây vàng. Năm cao điểm 1982, có lúc một cây quế (15 - 20 tuổi) bán tại vườn là 2 cây vàng.

"Nhìn quế quy ra vàng. Đổi hàng cũng quy ra quế" được thương lái khắp nơi triệt để áp dụng nhằm thu gom bằng hết quế của đồng bào. Từ quế non, quế già, quế trồng hay quế trong rừng tự nhiên... đều được săn lùng, không bỏ sót. Giá quế cao ngút trời, mua bán tận diệt, trong khi sản lượng ngày càng xuống làm bùng lên một cơn sốt mới. Đó là cơn sốt trồng quế, và như một phong trào. Nhà nhà đốn cây, dọn vườn trồng quế. Ai không có đất vườn thì "nhảy xổ" vào rừng xanh, hạ cây, đốt rẫy... Cây quế, trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Trà My.

Năm 1985, tổng diện tích trồng quế ở Trà My là 1.873ha, xấp xỉ 4.500.000 cây quế, sản lượng ước tính 12.000 tấn. Thời bao cấp có 2 công ty của huyện chuyên thu mua quế để xuất khẩu sang Hồng Kông, Đài Loan và các nước XHCN. Lượng quế khô xuất khẩu hàng năm cũng đạt con số kỷ lục trên 110 tấn. Từ năm 1992, huyện Trà My ban hành một số chính sách hỗ trợ nhằm nâng diện tích quế lên 3.240 ha (vào năm 2010) và mở ra triển vọng cho ngành xuất khẩu quế. Theo thống kê của huyện Bắc Trà My, liên tục từ năm 2001 đến 2004, mỗi năm cả huyện trồng mới trên 500.000 cây. Năm trồng nhiều nhất là năm 2001, 800.000 cây.

Bán ế hơn củi

"Ba ơi, có người tìm hỏi gì kìa". Nghe tiếng thằng cu con gọi vọng xuống bếp, anh Nguyễn Văn Toàn, nhà ở thị trấn Trà My (H.Bắc Trà My) mặc vội chiếc áo may ô chạy ào ra cửa. Khi biết chúng tôi chỉ có ý định hỏi thăm về cây quế “tổ chảng” nằm ngay bên vệ đường, vẻ mặt anh chùng xuống thấy rõ. Dù buồn, nhưng chí ít, theo anh, lâu lắm rồi mới có người hỏi chuyện về cây quế. Chỉ vào cây quế một vòng tay ôm, anh kể: "Hồi xưa cỡ cây này bán ra cũng được vài lượng. Mấy anh tưởng tượng cứ 1 gang như vầy là một chỉ vàng. Mà cây này trên 20 tuổi rồi...". “Như cây lớn nhất này giờ anh bán được bao nhiêu?”, chúng tôi dè dặt chia sẻ. "Nó hả, họ trả hung lắm cũng một ký khô được 10.000 đồng. Cả cây ni được 400.000 ngàn đồng, chưa trừ công lột vỏ.

Tính ra, bán hết cũng bỏ túi... trên 100.000 ngàn" - anh Toàn nhăn nhó. Đưa tay về phía ngọn đồi trước mặt, anh Toàn cho biết thêm, trên đó có tới 1.000 cây đã đến tuổi thu hoạch. "Cũng của tui trồng hết. Bỏ công, bỏ sức vào đó và chờ đến ngày thu. Ai ngờ giá xuống đến tệ, nên phải để rứa. Càng nhìn càng thấy xót cho cây quế, và cho cả mình. Nhiều người đã đốn bỏ, bán thốc bán tháo để trồng keo lai. Họ nói trồng keo nhanh thu, lại có nhiều tiền hơn cây quế. Nhưng tui không nỡ..." - anh Toàn cười méo xẹo.

Không riêng gì gia đình anh Toàn, người dân hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My cũng đều nằm trong hoàn cảnh tương tự. Cây cao to như ở nhà anh Toàn có giá 10.000 đồng là ngon. "Nhiều nơi, nhất là vùng xa, đường sá cách trở, giá mua quế cũng chỉ ở mức 7.000 - 8.000 đồng. Đó là loại tốt, chứ bình quân cũng chỉ có 4.000 đồng thôi" - một cán bộ ở huyện Bắc Trà My nói. Nhiều gia đình "có tình cảm đặc biệt" với cây quế không nỡ ra tay đốn hạ những vườn quế đã đến tuổi thu hoạch. Một phần giá quế thua xa giá củi, xót.

Anh Thơm, nhà ở xã Trà Tân (H.Bắc Trà My) nhiều lần xách rựa ra vườn quế, đốn bỏ. Song, anh nghĩ lại :"Cứ để vậy, nó lớn cũng được mà không lớn cũng không sao, chứ chặt đi theo phong trào trồng keo, mai mốt có giá tiếc lắm". Người hàng xóm với anh Toàn khi nghe chúng tôi nói chuyện quế, cũng chen ngang kể một câu chuyện bi hài về cây quế Trà My thời nay. Chuyện rằng, gần đây cũng có số người trúng quế ! Hóa ra, khi Nhà nước mở đường hay thu hồi đất rừng có trồng quế, thì bồi thường là 400.000 đồng/cây đường kính trên 11 cm. Trúng ở đây, theo người hàng xóm, một cây nhà nước bồi thường bằng 4 cây thương lái tới mua. Mà số này đâu có nhiều.

Bao giờ trở lại ngày xưa...

“Bây giờ mà biểu dân Trà My trồng quế là họ nghĩ ngay ông này thể nào cũng ở hành tinh khác đến” - ông Đặng Phong, Phó Chủ tịch huyện Bắc Trà My bộc bạch nỗi lòng khi mà giá quế thấp chưa từng thấy và sự bế tắc trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm quế Trà My. Với hơn 2.000 ha quế có thể khai thác ở Trà My, cùng với việc gieo trồng "đầy rẫy" trong dân ở các huyện Tiên Phước, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn... mới thấy ảnh hưởng của cây quế đối với người dân nó lớn đến mức nào. Hiện, duy nhất có một cơ sở thu mua và sơ chế quế để xuất khẩu nằm ở gần TP Tam Kỳ. Mỗi ngày cơ sở này thu gom gần 10 tấn. Chừng đó chưa bõ bèn gì so với tổng sản lượng quế đến tuổi khai thác ở Quảng Nam. Nhiều người mong bán, chỉ một người mua, nên chuyện ép giá là điều... cũng dễ hiểu.

Đến bây giờ, cả người dân và cán bộ huyện cũng không thể lý gỉai được vì sao cây quế lại rớt giá đến thảm thương như thế này. Có người lý giải rằng, trước đây, khi cây quế có giá ngút trời, nhiều người dân ở các tỉnh ở Bắc Trung bộ đã vào Trà My mua giống, trồng đầy, nay đến kỳ khai thác đã đẩy giá quế xuống thấp. Họ dẫn chứng :"Ở Trà My có 10 người kẹp quế số 3 gia truyền đang đi làm công ở Thanh Hóa, kiếm mỗi tháng 30 - 40 triệu đồng/người". Cũng có những ý kiến cho rằng do sự nôn nóng của chính quyền sở tại khi phát động người dân trồng ào ạt mà chưa tính đến chuyện tìm đầu ra cho sản phẩm quế Trà My. Lại có luồng dư luận cho rằng thương hiệu quế Trà My đã bị lợi dụng, phẩm chất kém được cung cấp tràn lan ra nước ngoài khiến thị trường truyền thống tiêu thụ quế tẩy chay... Tuy nhiên, dù với lý do nào, thì rõ ràng câu chuyện phát triển vùng nguyên liệu không gắn kết với tìm đầu ra cho sản phẩm, như câu chuyện của quế Trà My đã làm cho người dân trồng quế điêu đứng. Mới đây, một kế hoạch "Xây dựng thương hiệu cho quế Trà My" cũng rục rịch triển khai, nhưng chưa đi đến đâu đã vội xếp xó. Vì một lẽ: đầu ra chưa có lấy chi...

Tháng 5, mùa thu hoạch quế mà cả vùng Trà My vắng lặng đến não nùng. Không còn cảnh người người chen chúc, lặn lội tìm mua quế hay sự xuất hiện "nghênh ngang" của mấy anh thanh niên vùng cao vừa bước ra từ các điểm "gom hàng". Cây quế giờ nằm im trên những quả đồi, lặng lẽ sinh tồn và lắng nghe những tiếng rao thầm kín tự đáy lòng các chủ nhân :"Ai mua quế không, tui bán...".

Chiều 20.5, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Hồng Vân - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam cho biết thị trường tiêu thụ quế truyền thống đã không còn. Diện tích quế trồng quá nhiều, bị ép giá trong khi đầu ra không có, thậm chí bế tắc. Hiện, không có chương trình hay chính sách hỗ trợ gì cho nhà nông lẫn các cơ sở thu mua quế. Trong khi đó, theo ông Đặng Phong, trước đây cây quế "lên đỉnh hoàng kim" bởi các nước mua về để làm tinh dầu quế, thuốc chữa bệnh, sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến thực phẩm như nước uống có gas, bánh kẹo... Bây giờ cây quế lâm vào cảnh "chợ chiều", theo ông Đặng Phong, một phần do phát triển vùng nguyên liệu ào ạt; phần khác do Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á... đã trồng được cây quế nên sản phẩm quế bão hòa, khó tiêu thụ.

Hữu Trà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang