• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tái canh cà phê: Thế nào cho hiệu quả?

Nguồn tin: Kinh tế đô thị, 18/05/2010
Ngày cập nhật: 20/5/2010

Diện tích cà phê già cỗi, sinh trưởng kém tăng nhanh làm giảm năng suất và chất lượng của cà phê trong nước. Theo ước tính của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) trong vòng 5 – 10 năm tới, diện tích cà phê cần phải trồng thay thế và chuyển đổi khoảng 140.000 – 160.000ha. Tái canh đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho việc phát triển cà phê bền vững cây cà phê.

Cây cà phê bị vắt kiệt

Theo số liệu của Cục Trồng trọt, hiện nay diện tích cà phê trên 20 năm tuổi của nước ta khoảng 86.000ha, chiếm tới 17,3% tổng diện tích cà phê. Ngoài ra còn có trên 40.000ha cà phê dưới 20 năm tuổi nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, nhiều cành không cho quả, năng suất và chất lượng thấp. Ông Phan Huy Thông, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Nguyên nhân của tình trạng cà phê nhanh già cỗi là do việc bố trí trồng trên những vùng đất không phù hợp. Một số diện tích cà phê bị sâu bệnh như: rệp, sáp, tuyến trùng, nấm gây hại nặng. Cơ cấu giống cà phê lại chưa hợp lý. Hiện tại cà phê vối Robusta chiếm 92,9% diện tích, trong đó chủ yếu trồng bằng hạt.

Một nguyên nhân khác là do ở một số địa phương, người dân thâm canh vườn cà phê quá mức làm cho vườn cây nhanh xuống cấp, sâu bệnh gia tăng, chi phí và giá thành tăng cao. Năng suất trung bình toàn quốc là gần 2 tấn/ha, nhiều nơi đạt 3 – 4 tấn/ha, thậm chí 5 tấn/ha. Đây là mức rất cao so với thế giới. Khi giá cà phê lên cao, để đạt năng suất tối đa, người nông dân đã sử dụng phân bón hóa học, nước tưới và thuốc BVTV cao hơn mức khuyến cáo. Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, chỉ có khoảng 50% số hộ bón phân NPK phù hợp với quy trình, số hộ còn lại bón phân cao hơn so với mức khuyến cáo từ 10 – 23%, lượng nước tưới cũng cao hơn từ 6000 – 7000m³/ha/năm. Ông Đỗ Văn Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) cho biết: Hiện nay Vinacafe đang quản lý, sử dụng khoảng 22.000ha cà phê, trong đó có khoảng 5.500ha chờ tái canh. Năm 2009, diện tích kinh doanh cà phê của Công ty giảm 10 – 20% do ảnh hưởng của sâu bệnh, già cỗi.

Để nâng cao chất lượng cà phê, hiện đã có nhiều mô hình tái canh như thanh lý vườn cà phê Robusta chuyển sang trồng giống cà phê Arbica ở Đắc Lắc, Gia Lai… nhưng không thành công. Theo số liệu của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì trong số 42 hộ trồng tái canh cà phê, chỉ có 11% sau 4 năm trồng tái canh là có vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất đạt 2 tấn/ha.

Cần có lộ trình, giải pháp và cơ chế hỗ trợ

Như vậy, để phát triển cà phê bền vững, việc quan trọng là cần phải tái canh, thay thế những diện tích cà phê già cỗi để nâng cao năng suất, chất lượng quả cà phê. Ông Đoàn Triệu Nhạn, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam chia sẻ: Tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu mà tính độ tuổi từ 20 – 25 tuổi hay hơn nữa để trồng thay thế. Chúng ta luôn phải có trên 500.000ha cà phê với các lứa tuổi khác nhau để tránh xảy ra hiện tượng do thanh lý vườn già cỗi mà thiếu hụt sản lượng. Ngoài ra cũng cần phải tính đến việc thay thế diện tích cà phê vối xấu kém bằng cà phê chè ở những vùng sinh thái thích hợp.

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Phan Huy Thông cho rằng, trong thời gian tới cần phải quy hoạch rõ quy mô, địa bàn tái canh cà phê đến năm 2015, làm cơ sở xây dựng Chương trình tổng thể tái canh cà phê cả nước trình Chính phủ trong năm nay. Từng địa phương khẩn trương rà soát, phân loại chất lượng diện tích cà phê hiện có; xác định diện tích cà phê cần trồng lại hoặc chuyển đổi trong thời gian tới; tổng kết kinh nghiệm của các mô hình thành công; xây dựng lộ trình, giải pháp và cơ chế hỗ trợ trồng tái canh cây cà phê hoặc chuyển đổi cà phê theo hướng làm cuốn chiếu, mỗi năm trồng lại khoảng 15 – 20% diện tích.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã yêu cầu Cục Trồng trọt nhanh chóng hoàn thiện quy trình tái canh và hướng dẫn cho nông dân. Trong đó cần phải xác định thời hạn tái canh là bao lâu; tính toán thời gian 2 – 3 năm luân canh phải mang lại thu nhập tốt chứ không để nông dân khó khăn. Đồng thời có chính sách hỗ trợ cho nông dân. Cụ thể như mỗi năm thay thế khoảng 10.000ha, Nhà nước có thể hỗ trợ 3 – 4 triệu đồng/ha theo hình thức hỗ trợ trực tiếp cho cho nông dân.

Thắng Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang