• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Các địa phương phía Đông tỉnh Gia Lai: Đâu là cây trồng chủ lực?

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 17/5/2010
Ngày cập nhật: 19/5/2010

Khu vực phía Đông được xem là một trong những vùng trọng điểm của nông nghiệp tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên một số cây trồng được xem là thế mạnh như bông vải, điều… đang sống lay lắt hoặc đang trên đường bị xóa sổ hoàn toàn…

Điều, bông không còn “đất”

Từ năm 1997, cây điều bắt đầu được nông dân các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai chọn làm loại cây chủ lực giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo. Chỉ một thời gian, diện tích điều khu vực phía Đông lên đến gần 6.000 ha. Nhưng chưa đầy 5 năm sau, loại cây này bắt đầu chững lại và không còn thu hút được sự quan tâm của nông dân. Nguyên nhân là do giá điều lên xuống thất thường; cùng với đó, thời tiết biến đổi theo chiều hướng bất lợi nên cây điều thường xuyên bị sâu bệnh, năng suất sụt giảm. Tính đến thời điểm này, toàn bộ khu vực phía Đông chỉ còn hơn 1.700 ha điều (huyện Kông Chro 1.330 ha, Kbang 400 ha, Đak Pơ 40 ha) và đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ. Nhiều năm qua, hai nhà máy chế biến hạt điều tại TP. Pleiku và huyện Krông Pa với công suất 5.000 tấn/năm luôn bị đặt trong tình trạng thiếu nguyên liệu.

Sau cây điều, cây bông vải được đưa vào sản xuất với hy vọng giúp nông dân “đổi đời”. Năm 2002, cây bông vải được đưa vào thử nghiệm và đến niên vụ 2005-2006 khu vực phía Đông đạt gần 5.000 ha. Nhưng cũng chỉ một năm sau vùng nguyên liệu bông vải đã giảm gần 60%, và 2 năm tiếp theo diện tích còn lại chỉ chưa đầy 300 ha. Niên vụ 2005-2006 huyện Kông Chro có 3.700 ha, nhưng sau 3 năm chỉ còn lại 100 ha. Vụ bông vải năm 2009, với sự tiếp sức của Chính phủ khi đầu tư cho tỉnh ta 7 tấn giống mới NV01-2 (trồng mới hơn 1.000 ha), Công ty Bông vải Việt Nam hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật và hợp đồng bảo hiểm bao tiêu sản phẩm cho nông dân với giá 9.000 đồng/kg để cứu lấy ngành bông. Huyện Kông Chro lại đi đầu trong việc khôi phục diện tích bông vải khi 500 hộ dân được đầu tư trồng mới 450 ha. Nhưng chỉ sau một vụ, nhiều nông dân cảm thấy nản, chi phí đầu tư cao nên không lãi được là bao.

Ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro cho biết: “Những năm trước, điều và bông vải được xem là những loại cây chủ lực để phát triển nông nghiệp, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo. Nhưng do thời tiết thất thường, giá cả bấp bênh, kỹ thuật chăm sóc của nông dân còn yếu và chưa chủ động được nguồn nước tưới nên các loại cây này nhanh chóng bị xóa sổ. Hiện nay, những loại cây được xem là chủ lực của huyện là: Mía, mì, bắp lai…”.

Cây mía lên ngôi

Hiện nay, mía được xem là loại cây chủ lực mà nông dân kỳ vọng nhất. Năm 2009, khu vực phía Đông có hơn 12.000 ha mía, đến niên vụ 2010 con số này đã tăng lên gần 14.000 ha. Hầu hết diện tích mía của các huyện đều tăng đột biến, trong đó huyện Kbang tăng hơn 30%, đạt hơn 2.400 ha, huyện Kông Chro tăng gần 50% đạt hơn 608 ha, thị xã An Khê và huyện Đak Pơ diện tích mía đều tăng mạnh đạt hơn 10.000 ha mỗi huyện. Cây mía được nông dân đặt niềm tin, vì thời gian qua, giá thu mua mía trên thị trường tăng mạnh. Thời kỳ đỉnh điểm Nhà máy Đường An Khê thu mua gần 1 triệu đồng/tấn, năng suất từ 60 tấn/ha, giá từ 650.000 đồng đến 700.000 đồng/tấn, nông dân đã thu lãi hơn 20 triệu đồng/ha. Niên vụ mía 2009-2010, Nhà máy Đường An Khê nâng công suất hoạt động từ 4.000 tấn mía/ngày lên 4.500 tấn mía/ngày nên cần thêm nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, nông dân còn được Nhà máy hỗ trợ giống, phân bón, máy móc sản xuất cùng bảo hiểm giá để đảm bảo quyền lợi.

Ông Nguyễn Tấn Cương Giám đốc Nhà máy Đường An Khê cho biết: “Khi chúng tôi nâng công suất hoạt động của nhà máy thì cũng cần vùng nguyên liệu được mở rộng. Theo ước tính, hiện nay để đảm bảo hoạt động đúng công suất thì cần thêm khoảng 3.000 ha mía…”. Với những thuận lợi đó, nông dân khu vực phía Đông đặt niềm tin vào cây mía cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng với khu vực phía Đông, phát triển nông nghiệp không chỉ có cây mía. Đến khi nào khu vực phía Đông mới trở thành vùng trọng điểm của nông nghiệp tỉnh?

Lê Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang