• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khi nhà máy ép nông dân bán mía non

Nguồn tin: Tiền Phong, 12/05/2010
Ngày cập nhật: 13/5/2010

Với cách điều hành, sản xuất mía đường như hiện nay, cả nông dân và người tiêu dùng đều thiệt, chỉ doanh nghiệp được lợi.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, tại hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2009-2010, hôm qua, tình trạng thiếu nguyên liệu niên vụ vừa qua của các nhà máy đường vẫn khá nghiêm trọng, với 40 nhà máy lớn chỉ đủ nguyên liệu đảm bảo 61% công suất thiết kế.

Do thiếu nguyên liệu, xảy ra tình trạng các nhà máy tranh giành vùng nguyên liệu của nhau. Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết: Ở khu vực ĐBSCL, nhiều nhà máy không có vùng nguyên liệu riêng, nên tranh nhau mua mía, ép nông dân bán mía non, gây thiệt hại cho nông dân và nhà máy, chẳng khác gì lấy đá đè chân nhau.

Mía được mua ào ạt, nhiều tạp chất (ngọn, bẹ, lá, rễ…), không dựa vào chữ đường nên chất lượng đường kém, gây lãng phí.

Theo lời ông Đỗ Thành Liêm, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường Khánh Hòa, niên vụ vừa qua ở Khánh Hoà, vì thu mua mía sớm một tháng (mía non), nông dân mất đứt 50 tỷ đồng. Ép mía non, sản lượng không cao, các nhà máy cần trả lại cho nông dân khoản tiền bằng lúc họ thu hoạch chính vụ.

Chia quyền lợi với nông dân

Theo bà Bùi Thị Quy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Các Cty mía đường Cồn Vạn Phát, hầu hết các nhà máy đều sử dụng thương lái riêng để mua gom nguyên liệu. Đây chính là người quyết định, thao túng giá nguyên liệu giữa nông dân và nhà máy. Bà Quy cho hay, để sự việc này xảy ra, do Hiệp hội mía đường Việt Nam quá mờ nhạt, chưa thể hiện được vai trò của mình.

Còn bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Cty CP đường Biên hòa không khỏi xót xa khi 15 năm nay, ngành mía đường vẫn chưa phất lên được và hiện trong tình trạng báo động. Theo bà Sum, thu mua mía phải theo chữ đường chứ không nên mua mía xô phổ biến như hiện nay. Có nơi rác ở trong nhà máy còn nhiều hơn ngoài ruộng mía.

Năm nay giá đường tồn tại nhiều nghịch lý. Giá đường trong nước luôn đứng ở mức cao (nhất là vào tháng 2-2010, có nơi trên 17.000 đồng/kg). Ngay cả thời điểm chính vụ, lượng đường tồn kho nhiều, nhưng giá đường vẫn tăng, cao hơn cả giá đường thế giới.

Theo ông Hòa: “Lỗi ở đây là điều hành. Hiệp hội mía đường không liên kết với nhau. Ai cũng tranh mua, tranh bán, kéo giá mía về mình. Khi giá đường thế giới cao, doanh nghiệp vẫn mua cho nông dân theo giá mía hợp đồng (chẳng hạn quy định 700.000 đồng/tấn). Các doanh nghiệp cần chia sẻ lợi ích với nông dân. Như thế làm sao phát triển bền vững”.

Tính chung, tổng sản lượng đường sản xuất niên vụ 2009-2010 chỉ đạt gần 1 triệu tấn, trong khi bình quân tiêu thụ đường trong nước khoảng 1,3-1,4 triệu tấn, buộc phải nhập khẩu.

Tính đến hết tháng 4-2010, lượng đường nhập khẩu thương mại là 30.000 tấn (cấp quota 50.000 tấn); nhập dùng để sản xuất là 25.000 tấn (quota là 150.000 tấn).

Lượng đường tồn kho tại các nhà máy trên 382.000 tấn. Bộ NN&PTNT cho biết, sau tháng 7-2010 sẽ bổ sung quota nhập khẩu đường.

Phạm Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang