• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

NGHỀ “NUÔI DƠI” Ở AN GIANG

Nguồn tin: KHCNAG, 4/2005
Ngày cập nhật: 10/12/2005

Tỉnh An Giang rất nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú... Tiêu biểu như nghề lò rèn, nghề làm bánh phồng ở huyện Phú Tân, nghề mộc và chạm khắc gỗ... ở huyện Chợ Mới, nghề kinh đá và chạm khắc đá ở huyện Thoại Sơn, nghề nắn nồi đất, lò bằng đất sét nong ở Xà Tón, huyện Tri Tôn, nghề đương đệm bàng ở huyện Tịnh Biên,... độc đáo hơn hết là nghề “nuôi dơi” rất thịnh đạt tại các huyện Chợ Mới, Châu Phú... Nghề này tuy đơn giản, nhưng đã tạo nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia đình ở đồng bằng Nam bộ, dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia.

Gọi là “nuôi” nghe có vẻ “oai”, chứ kỳ thực có phải cho dơi ăn bao giờ đâu, cái chính là dùng công trổ tài dụ cho dơi về ở càng đông, thì nguồn lợi thu được càng lớn. Như nhiều người đã biết, dơi có nhiều chủng loại, nhưng chỉ có loài dơi muỗi được bà con quan tâm hơn hết, bởi đặc tính của chúng hay “săn mồi” kiếm ăn ban đêm, còn ban ngày thì nghỉ ở nơi nhất định, do đó, người làm nghề “nuôi dơi” khéo léo khai thác đặc tính của chúng để lấy phân, tạo nguồn lợi. Muốn có nhiều phân, tất phải quy tụ chúng lại một nơi cố định, cho nên nhân dân ta phải tổ chức làm giàn để cho dơi ở, gọi một cách nôm na là sân dơi. Thông thường bà con lợi dụng những tàng cây cao để làm giàn, chiều cao khoảng 7 – 8m. Tuỳ phương tiện sẵn có, đại loại như có chỗ họ dùng hai cây dừa giao nhau, hoặc những cây gòn, cây gáo, cây cau, cây xoài,... đứng cạnh nhau, người ta bắt một cái giàn, treo nhiều chùm lá thốt nốt khô dốc ngược, tạo điều kiện thích hợp để chúng có chỗ yên tĩnh trú ẩn. Những hộ gia đình có khả năng vốn lớn thì làm nhiều giàn để “dụ khị” dơi đến ở, có nơi làm cả chục giàn để dung chứa dơi, nhằm lấy được nhiều phân.

Nếu thiếu phương tiện cây cối sẵn có, họ dùng tre, so đũa, bạch đàn hay trụ xi măng cố định lâu dài. An Giang là tỉnh đặc biệt có tuyến đường biên giới Việt Nam – Campuchia khá dài, nên nhiều hộ sống thuần bằng nghề này rất khá, tập trung nhiều nhất phía Cồn Tiên, huyện An Phú dọc theo tuyến đường từ Đồng Ky lên Long Bình, Quốc Thái, Khánh An,... nhưng nuôi dơi có tầm cỡ và kinh nghiệm, có tiếng ở An Giang phải kể trước nhất là gia đình anh Nguyễn Văn Be ở xã Hội An, huyện Chợ Mới được coi như gia đình “nuôi dơi” có truyền thống nhiều đời. Phía sau vườn nhà anh có gần nửa công đất dành xây dựng nhiều cột xi măng thẳng tắp cao khoảng 7 – 8m, tạo gần 20 giàn lá thốt nốt khô kín đáo, an toàn cho dơi thường trú.

Anh Be cho biết quá trình “nuôi dơi” của gia đình anh có ít nhất từ ba đời: nguyên là do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá nghèo; nên ông của anh phải đi lang bạt để làm mướn trên nước bạn Campuchia. Đến đất nước Chùa Tháp, ông anh có dịp nhìn tận mắt nghề “nuôi dơi” của dân tộc này, một nghề đơn giản mà có khả năng kiếm được nhiều tiền, vừa nhẹ nhàng, vừa tiện lợi, vừa thích hợp với cuộc sống. Qua học hỏi kinh nghiệm, vào cuối năm 1956, ông anh hồi hương, quan sát quanh vùng Thất Sơn dọc dài theo tuyến biên giới giữa nước ta và Campuchia có rất nhiều cây thốt nốt cùng nhiều loại dơi muỗi sinh sống mà đa phần đồng bào ở quanh vùng núi đã sống bằng nghề “nuôi dơi” (có lẽ do gần gũi với người dân Campuchia rồi học hỏi). Qua đó, ông anh Be quyết tâm chọn “nuôi dơi” làm kế sinh nhai. Từ buổi đầu lập nghiệp bằng nguồn vốn ít ỏi, ông anh dựa vào những cây có sẵn trong vườn nhà tạo giàn dụ cho dơi về ở. Lần hồi thấy dơi ngày càng kéo về đông đảo trú ngụ, cung cấp được lượng phân khá nhiều. Lúc bấy giờ, ông anh tiếp tục làm thêm nhiều giàn để dơi có nơi trú ẩn an toàn. Đặc tính của loài dơi muỗi thích sống nơi yên tĩnh, tránh chỗ săn bắn của loài người, mà khu vườn ông rất phù hợp nên dơi ngày càng tập trung về đông nghịt, sinh con đẻ cháu đông vầy. Hiện nay, sau hơn 40 năm gia đình anh làm nghề, dơi tập trung tại điểm nuôi của anh Be vừa lớn, vừa nhỏ có khoảng trên 10.000 con với một sân dơi thoáng rộng gần nửa công đất. Hằng năm, anh Be thu hoạch hàng tấn phân dơi, thu một số tiền khá lớn giúp cuộc sống gia đình anh ổn định, khá giả.

Cụ thể trung bình mỗi ngày gia đình anh Be thu gom được cả giạ phân dơi (khoảng trên 10kg), một năm gần 4.000kg, giá mỗi kg theo thời điểm hiện nay khoảng 3.000đ/kg. Tính chung, hằng năm anh Be thu nhập từ nguồn phân dơi hơn 10 triệu đồng cộng thêm các nguồn thu khác như nguồn lợi nuôi ao cá, gà vịt, heo,... và vườn tạp: Ổi, táo, nhãn,...

Sở dĩ khu vườn anh Be được “loài dơi muỗi” ưu đãi như thế, một phần là nhờ anh biết chăm sóc chu đáo kỹ càng, thường xuyên thăm vườn, chăm nom giặt giũ giàn lá thốt nốt, lợi dụng lúc dơi đi kiếm ăn anh phơi khô, giũ sạch hoặc thay lá khác để tránh rệp, kiến phá hoại, canh chừng rắn rết đến quấy nhiễu, không cho bọn trẻ săn bắn chim muôn ồn ào trong vườn gây náo động, dơi sẽ sợ sệt, hoảng hốt rút đi. Nói chung, anh cố gắng giữ gìn sự an toàn để bảo vệ dơi ổn định cuộc sống là chúng sẽ tập trung về sống đông đảo, cung cấp lượng phân ngày càng dồi dào./.

Trần Trọng Trí, TC Khoa hoc cong nghe An Giang, số 4/2005

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang