• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm gì để hạ giá thành nông sản?

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 7/5/2010
Ngày cập nhật: 9/5/2010

Theo các kỹ sư nông nghiệp, nếu nông dân thực hiện cơ giới hóa sẽ giảm hơn một nửa tỷ lệ hao hụt nông sản, chi phí đầu vào cũng giảm và lợi nhuận tăng 1,5 - 4 lần/hécta.

* Thuận lợi của dùng máy móc

Đồng Nai hiện có hơn 360 ngàn hécta cây trồng, trong đó gần 200 ngàn hécta cây hàng năm và còn lại là cây lâu năm. Tuy cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được tỉnh quan tâm, song nông dân mới thực hiện được ở một vài khâu như: làm đất, tưới, thu hoạch... Hiện chỉ khâu làm đất cho cây lúa, mía, mì được cơ giới hóa 100%, khâu tưới cho các cây trồng đạt gần 70%. Còn lại các khâu khác như gieo hạt, sơ chế rất ít dùng máy móc. Việc chậm đưa máy móc vào sản xuất làm chi phí đầu vào tăng, tỷ lệ nông sản hao hụt lớn và chất lượng nông sản bị ảnh hưởng khiến lợi nhuận của nông dân bị giảm.

Ông Xì Đức Hảo ở xã Cây Gáo (huyện Trảng Bom) nói: "Gia đình tôi có gần 2 hécta tiêu, cà phê, trước đây canh tác theo phương pháp truyền thống chi phí đầu vào khoảng 35 - 36 triệu đồng/hécta/năm, tỷ lệ hao hụt nông sản khoảng 10%. Hai năm nay, tôi đầu tư mua máy móc để cơ giới hóa khâu tưới, sơ chế sau thu hoạch nên tỷ lệ hao hụt giảm một nửa, chi phí đầu vào bớt 2 - 3 triệu đồng/hécta. Do đó, lợi nhuận tăng gần 10 triệu đồng/hécta/năm". Ông Lại Văn Thu, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu), kể: "Tôi có 2 hécta đất trồng lúa 3 vụ, những năm trước sản xuất thủ công tỷ lệ hao hụt khi thu hoạch là 12%. Nhưng hai vụ nay, tôi thuê máy gặt đập liên hợp riêng khâu thu hoạch giảm chi phí được 1,3 triệu đồng/hécta và tỷ lệ hao hụt còn 4%. Vì vậy, tôi thu lời thêm gần 5 triệu đồng/hécta/vụ".

Không chỉ với cây lúa, các cây trồng ngắn ngày khác nếu nông dân đồng loạt đưa máy móc vào sản xuất sẽ giảm được rất nhiều công lao động, chi phí đầu vào và hao hụt nông sản trong quá trình thu hoạch. Như vậy, lợi nhuận của nông dân sẽ tăng và tránh được tình trạng khan hiếm, thiếu lao động mỗi khi đến thời vụ. Còn với cây trồng lâu năm, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân qua đường ống có thể giảm được 4 - 6 triệu đồng/hécta/năm công chăm sóc, tiết kiệm được nguồn nước tưới vào mùa khô. Trong khi cây trồng vẫn sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao và chất lượng cũng nâng lên rõ rệt. Đồng thời, dùng máy móc sơ chế, bảo quản sau thu hoạch một số nông sản như: cà phê, tiêu, điều... sẽ bớt hao hụt và lệ thuộc vào thời tiết.

* Vì sao cơ giới hóa còn chậm?

Tuy đa số nông dân trong tỉnh đều biết dùng máy nông nghiệp từ khâu làm đất đến lúc thu hoạch sẽ giảm được nhiều công lao động và giúp thu nhập trên cùng một diện tích tăng từ 1,5 - 4 lần. Song số hộ cơ giới hóa chưa nhiều, vì thiếu vốn và diện tích nhỏ khó sử dụng máy.

Ông Lê Văn Thịnh ở ấp 3, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu), cho hay: "Một máy gặt đập liên hợp giá hơn 200 triệu đồng, nông dân rất khó đủ tiền mua. Còn máy cày, xới giá vài chục triệu đồng/cái nên chỉ những gia đình có diện tích lớn mới dám đầu tư". Theo ông Trần Quang, xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc), tự mỗi hộ đầu tư mua máy nông nghiệp để sản xuất và sơ chế nông sản sẽ không làm nổi. Do đó, ông đã cùng với 4 hộ khác hùn vốn mua máy gặt đập, máy cày, máy xới, máy sấy... để làm cho gia đình và làm thuê cho các hộ khác trong xã và chỉ sau 1 - 2 năm có thể thu hồi vốn.

Ngoài thiếu vốn, canh tác nhỏ lẻ cũng là cản trở lớn trong việc đưa máy móc vào sản xuất, vì số hộ có diện tích liền khoảnh trên 1 hécta còn ít. Nhiều kỹ sư nông nghiệp khẳng định, giải pháp giúp nông dân giảm bớt sức lao động, chi phí đầu vào và tăng thu nhập trên cùng một diện tích là dồn điền đổi thửa hoặc hợp lại để có diện tích lớn, sau đó góp vốn mua máy móc cơ giới hóa.

* Ông Trần Xuân Hòa, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh, cho biết: "Để giúp nông dân từng bước cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, khuyến nông đã có một số chính sách khuyến khích như hỗ trợ trên 20 triệu đồng cho những hộ mua máy gặt đập liên hợp, tư vấn hỗ trợ một phần kinh phí trong lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho cây lâu năm và tưới phun cho rau...".

* Riêng cây lúa, nếu nông dân đồng loạt đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch có thể giảm được 1/3 chi phí đầu vào. Trong khi, năng suất cây trồng tăng cao, tỷ lệ hao hụt nông sản giảm 2/3. Ngoài ra, khi thu hoạch xong nếu gặp mưa sẽ không lo lúa bị hư, phải bán đổ bán tháo giá rẻ. Như vậy, lợi nhuận nông dân thu được có thể tăng 1,5 - 2 lần.

H.G - Khánh Minh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang