• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Mía gặp khô hạn, nông dân... kêu trời!

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 30/04/2010
Ngày cập nhật: 2/5/2010

Nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng trăm hécta mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường La Ngà (Công ty mía đường La Ngà) chết rụi. Người trồng mía lao đao trước một vụ mía thất bát, còn công ty đã thấy rõ nguy cơ thiếu nguyên liệu trong vụ sản xuất sắp tới.

* Cây mía khô khốc

Nắng như đổ lửa, những cánh đồng mía nguyên liệu của Công ty mía đường La Ngà vắng tanh không một bóng người, nhiều diện tích mía đã khô cả gốc, số còn sống được cũng oặt ẹo, teo lá. Cùng đi với chúng tôi, ông Phan Thế Hán, Giám đốc Nông trường 1 (thuộc Công ty mía đường La Ngà), cho biết: "Lẽ ra thời gian này mía đã sắp lên lóng, nhưng nắng nóng như thế này những nơi không có nguồn nước tưới thì chỉ còn cách phó mặc cho trời, nhiều người ra nhìn rẫy mía rồi khóc".

Có được chút nước tưới là rất ít, còn nhiều rẫy mía không tìm nguồn nước tưới, nông dân chỉ có cách chờ trời mưa. Ông Hai Quang, trồng mới hơn một hécta mía, mía non vừa lên thì gặp hạn, đọt mía thui dần rồi chết khô. Ông rầu rĩ: "Mất hết giống, mấy chục triệu đồng đầu tư vào rẫy mía coi như trắng tay mùa này!". Ông Nguyễn Hải, một người có nhiều diện tích mía ở xã Phú Ngọc (Định Quán), cho biết hàng năm vào thời điểm này gia đình ông phải cần cả chục công lao động để đi bón phân cho mía, thế nhưng hiện nay cả hai người con trai là lao động chính trong nhà cũng đã bỏ rẫy mía chạy về thành phố kiếm việc làm!

Không chỉ gặp nắng hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mía, nhiều diện tích mía ở Nông trường 1 còn gặp phải dịch mối. Cả cánh đồng mối đùn lên ăn trùm từng gốc mía. Nông trường đã phát động chiến dịch diệt mối, thuê công ty xử lý mối nhưng mọi nỗ lực cũng chỉ giảm được phần nào, cứ xử lý nơi này, thì nơi khác mối lại xông lên. Ông Phan Xuân Linh, cán bộ kỹ thuật Nông trường 1, cho biết: "Nông trường có gần 300 hécta mía bị khô hạn, khoảng 20 hécta mía đã chết hẳn, số mía chết xen thì rất nhiều, đã vậy còn gặp phải dịch mối hại rễ làm ảnh hưởng đến khoảng 30% diện tích mía của nông trường".

Bên rẫy mía, loang lổ cây sống, cây chết, ông Hoàng Ngọc Hải ở xã Gia Canh, huyện Định Quán cho biết có hơn 1 hécta mía thì đã chết hết gần 1/3 rồi, số mía còn sống được là nhờ tưới được. Để có nguồn nước tưới, ông Hải phải thuê máy đào ao lấy nước tưới và cũng chỉ được khoảng một tháng thì ao cạn nước. Ông Hải tiếp tục đào ao sâu hơn 7m, nhưng nước cũng chỉ đủ bơm chừng 30 phút là cạn sạch. "Hơn chục triệu đồng móc ao, nhưng nước cũng chỉ đủ tưới cho mía khỏi khô thôi, cứ đà này tui cũng phải buông xuôi" - ông Hải nói. Không có nguồn nước tưới mía chết, nông dân phải chấp nhận, nhưng có được nguồn nước tưới thì nông dân cũng méo mặt trước chi phí bơm nước tưới. Ông Trần Văn Lễ ở xã Phú Ngọc kể: "Mía tôi ở gần sông La Ngà nên cũng hơn nhiều hộ khác, có điều chi phí nhiều quá tôi phải bơm nước tưới mía suốt ngày, nước bơm lên cứ như bốc hơi đâu mất, đầu mùa khô tới giờ đã tốn cả ngàn lít dầu và nhiều lần sửa máy, không biết thu hoạch mía có bù lại khoản chi phí này không".

* Khát nước bên bờ sông

Vùng mía nguyên liệu của Công ty mía đường La Ngà tại hai xã Gia Canh và Phú Ngọc (Định Quán) có trên 4.000 hécta, nhưng tình hình khô hạn xảy ra từ tháng 11-2009 đến nay đã ảnh hưởng khoảng 40% diện tích mía. Ông Lại Phước Dân, Phó phòng nguyên liệu Công ty mía đường La Ngà, nói: "Chỉ khoảng 150 hécta mía được công ty đầu tư hệ thống tưới thì sinh trưởng tốt, diện tích còn lại chỉ trông chờ vào... trời! Có khoảng 30% diện tích mía đã chết, nhiều diện tích mía có sống cũng sẽ kém chất lượng, khô hạn đã làm bùng phát tình trạng sâu bệnh trên cây mía và mối hại rễ. Tình hình này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của công ty sắp tới. Ngoài sản lượng hụt, thì phẩm chất cây mía cũng sẽ kém đi".

Để cứu mía, nông dân đã tận dụng mọi nguồn nước như khoan giếng, móc ao hồ, bơm nước sông lên tưới, nhưng theo ông Dân, đó chỉ là biện pháp tưới cầm hơi cho mía qua cơn khát, đến nay thì nước tạo nguồn tưới cũng đã cạn kiệt.

Ở Trạm mía giống của Công ty mía đường La Ngà, nơi cung cấp trên 70% lượng mía giống cho vùng nguyên liệu, công ty phải sử dụng đến 6 máy bơm công suất lớn để đưa nước từ sông lên tưới cho gần 100 hécta mía giống. Ông Lê Ngọc Hoàng, Trạm trưởng cho biết phải vận hành máy mỗi ngày 8 tiếng để tưới mía, chi phí chạy máy mỗi ngày hết 400 lít dầu, sắp tới phải tăng thêm chi phí bơm nước vì mía đến giai đoạn lên đốt cần rất nhiều nước. Vùng nguyên liệu mía của Công ty mía đường La Ngà có nhiều diện tích gần sông, ông Dân cho biết có khoảng 700 hécta đất trồng mía của công ty có thể đủ điều kiện đầu tư hệ thống bơm tưới, nhưng giá thành phải mất 60 triệu đồng/hécta, điều này đang vượt quá khả năng của công ty. Nếu như có sự hỗ trợ của Nhà nước thì sẽ giảm thiệt hại cho người dân.

Mạnh Thắng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang