• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Xóm Châu Âu” ven Đồng Tháp Mười

Nguồn tin: Lao Động, 30/04/2010
Ngày cập nhật: 30/4/2010

Xin nói ngay rằng, "xóm Châu Âu" ở đây không phải là nơi những người Châu Âu đến VN làm ăn và sinh sống. Ở đó chỉ có những người VN, những nông dân miền Tây quen lam lũ cấy cày. Họ không quá giàu để mỗi nhà đều có xe hơi như bên tây; thế nhưng, những "Hai lúa" ở một xóm ấp heo hút ven vùng Đồng Tháp Mười này lại đang sống theo chuẩn mực của nông dân bên trời Âu.

Pha thuốc trừ rầy “kiểu Úc”

Từ TPHCM đi theo QL1A về miền Tây gần 100 cây số là tới thị trấn Cai Lậy (huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Đi thêm về hướng Đồng Tháp Mười (ĐTM) chừng vài chục cây số tới xã Mỹ Thành Nam. Tiếp tục đi theo con đường liên xã, liên ấp ngoằn ngoèo chừng chục cây số nữa là tới ấp 5 - nơi được xem là “vùng ven” của ĐTM. Đây cũng là nơi cư trú của hơn 100 hộ đang sống và sản xuất theo chuẩn mực của người nông dân bên trời Âu.

Ai đã từng làm ruộng đều có thể mô tả thao tác xịt rầy: Cho thuốc và nước vào bình, bơm, xịt... Người nông dân ở đây cũng làm theo quy trình ấy, nhưng thêm nhiều công đoạn, cẩn trọng hơn rất nhiều. Đầu tiên là phải ghi vào sổ theo dõi các thông tin: Ngày tháng xịt thuốc; thuốc mua ở đâu, hiệu gì, hạn sử dụng nồng độ pha chế ra sao...

Việc pha thuốc rầy được thực hiện ở một chỗ riêng, thường ở đầu thửa ruộng, trên nền ximăng cao ráo, có xây hố để chứa và tiêu huỷ bao bì thuốc trừ sâu. Tất nhiên, người pha thuốc phải mang khẩu trang, đeo kính. Đặc biệt, tại đây phải có 2 vòi nước riêng biệt: Một dành để pha thuốc, một để rửa tay, rửa mặt người pha chế. Mỗi gia đình đều có kho chứa thuốc được khoá cẩn thận, có quạt thông gió.

Đó là một số trong 214 điều quy định kiểm soát đối với người nông dân ở đây. Mục đích cuối cùng là bảo đảm an toàn cho người lao động, sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và khi cần có thể truy nguyên mọi điều liên quan đến sản phẩm làm ra. Một hạt gạo ở đây khi được xuất qua Mỹ, nếu cần người tiêu dùng có thể dễ dàng biết: Gạo sản xuất ở đâu, hộ nông dân nào, giống mua từ đâu, thời gian gieo trồng, bón phân gì, xịt thuốc trừ sâu nào...

Lúa và hoa

Cuối vụ đông xuân vừa qua, một lần đi thăm đồng về, anh nông dân Lê Thành Trai cầm bó hoa to đẹp trao tặng vợ. Chị vợ rất ngạc nhiên, vì không phải ngày cưới, sinh nhật cũng không. Thì ra anh Trai khi đi thăm đồng, đã chạnh lòng trước cảnh quanh bờ ruộng hoa các loại khoe sắc rực rỡ. Anh hái bó hoa về tặng vợ cho vui. Trồng hoa quanh bờ ruộng, đó là cái cách mà những nông dân ở “xóm Châu Âu” phòng trừ sâu rầy.

TS Lê Hữu Hải – Trưởng phòng NNPTNT huyện Cái Bè – cho biết, mô hình trồng hoa quanh ruộng lúa để phòng trừ sâu rầy hiện trên thế giới chỉ mới thực hiện trên 5 cánh đồng ở 3 quốc gia là VN, Trung Quốc và Thái Lan (riêng VN có 2 cánh đồng ở Cai Lậy và Cái Bè). Nguyên lý của vấn đề khá đơn giản: Trồng nhiều hoa quanh ruộng sẽ có nhiều ong, bướm, nhện..., mà các loài này lại “khoái khẩu” ấu trùng sâu rầy.

Sau một vụ nữa, Viện Lúa gạo quốc tế (IRRI) sẽ chính thức tổng kết dự án để triển khai đại trà. Vụ hè thu vừa qua, nhiều bà vợ đã trồng một số loại rau màu có bông như: Đậu bắp, đậu xanh... thay cho hoa và cũng cho hiệu quả tương tự, mà chủ ruộng lại không mất tiền mua rau cho bữa ăn hằng ngày.

Sức hút của sản xuất an toàn

TS Hải cho biết, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global Gap (GG) là mục đích mà mọi nền nông nghiệp trên thế giới đều hướng tới. Bốn tiêu chí cơ bản của sản xuất theo tiêu chuẩn GG là: An toàn cho người tiêu dùng; an toàn cho người sản xuất; bảo vệ môi trường; truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn GG không thể thực hiện nhỏ lẻ, mà chỉ phù hợp với quy mô sản xuất HTX. Ở Tiền Giang có HTX Mỹ Thành Nam từng sản xuất được lúa chất lượng cao, đó là tiền đề để GG bắt rễ nơi đây.

Ông Trương Văn Bảy – Chủ nhiệm HTX Mỹ Thành Nam – cho biết, để làm được GG là cả một cuộc vận động lớn. Khi các xã viên HTX được mời dự triển khai chương trình, thấy cái lợi của GG ai cũng hưởng ứng, nhưng khi về nhà thì hầu hết đều đổi ý.

Nguyên nhân: Muốn thực hiện GG, trước hết mỗi hộ phải đầu tư 23,5 triệu đồng (ai không sẵn tiền, Nhà nước cho vay không lãi) để xây dựng 4 hạng mục cơ bản: Sân phơi, nhà vệ sinh, kho thuốc trừ sâu và hầm biogas - tất cả đều phải đúng chuẩn. Rồi nhà nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt 214 điểm kiểm soát, thay đổi toàn bộ tập quán sống tuỳ tiện vốn có...

Hết hạn đăng ký, chỉ lèo tèo vài hộ ghi danh. Chủ nhiệm HTX chợt nảy ra sáng kiến: Mời tất cả các bà vợ đi nghe triển khai GG, thay vì cánh đàn ông như lần trước. Quả thật, kết quả khá hơn thấy rõ, người phụ nữ chi li chi tiêu trong gia đình, nhưng cũng không làm ngơ với khả năng sinh lợi quá rõ ràng. Vụ đông xuân năm 2008, chương trình GG bắt đầu triển khai trên 11,4ha của 15 hộ.

Số hộ xin vào GG và diện tích lúa cứ tăng dần sau mỗi vụ, để đến nay đạt đúng 100ha của 101 hộ dân. Chuẩn bị bước vào vụ hè thu 2010, thêm hàng trăm hộ dân đang xin thực hiện GG.

Hình ảnh tương lai của nông thôn đồng bằng

Một ngày đầu tháng 4 vừa qua, chúng tôi ghé thăm HTX Mỹ Thành Nam trùng dịp HTX giao hơn 700 tấn lúa đạt chuẩn GG cho đơn vị bao tiêu. Đó là số lúa của vụ thứ tư từ khi HTX thực hiện GG. Hãy nghe nông dân Trương Văn Hạnh kể vì sao GG thu hút nông dân: Thực hiện GG, lượng lúa giống giảm 50%, phân, thuốc trừ sâu đều giảm, tính ra chi phí sản xuất giảm 30 – 40%.

Trong khi năng suất lúa lại cao hơn, đặc biệt giá bán lúa cao hơn khoảng 30% so với bình thường. Hiện lúa thường (giống IR504) được bán với giá 80 – 90 ngàn đồng/giạ, còn lúa GG cùng loại là 114 ngàn đồng/giạ.

Thế còn những “phiền toái” khi phải thực hiện các quy chuẩn GG? Nông dân Lê Thành Trai cho biết: Ban đầu tưởng khó lắm, nhưng khi thực hiện thấy “dễ ợt”! Cũng là những việc nông dân làm hằng ngày, nhưng khoa học, hợp lý hơn, mất chút thời gian ghi chép vào sổ. Về những quy định nghiêm ngặt vệ sinh, môi trường, Chủ nhiệm Trương Văn Bảy nói nhằm làm cuộc sống của xã viên được an toàn, môi trường xung quanh được “xanh - sạch - đẹp”. Ban đầu thấy khó, nhưng khi đã thành thói quen, không cần nhắc nhở bà con vẫn tự giác thực hiện.

Hướng dẫn chúng tôi đi xem ruộng lúa, Chủ nhiệm Trương Văn Bảy liên tục nghe điện thoại di động. Ông cho biết, hầu như ngày nào cũng có khách đến tham quan, họ đến từ khắp các vùng miền trên cả nước, cả từ nước ngoài. Có một cú điện thoại làm ông Bảy nghĩ ngợi khá lâu mới trả lời, đó là việc khách hàng đặt 5.000 tấn gạo GG cung cấp cho thị trường Mỹ trong năm 2010.

Ông Bảy nhẩm tính: Muốn vậy phải có 500ha (trồng 3 vụ/năm). Và ông đã từ chối với lý do phải phát triển từ từ, bảo đảm đúng chuẩn. Trước khi chia tay, ông đưa tôi đi thăm 2 ngôi nhà đầu tiên cất lên từ hiệu quả của GG của hộ Trần Văn Phùng và hộ Lê Văn Danh - nhà cửa khang trang, vườn tược sạch đẹp, nhưng chỉ có mấy đứa trẻ chơi đùa, còn người lớn vẫn còn bận bịu đâu đó ngoài đồng.

Kỳ Quan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang