• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

TP.HCM: Hội thảo “Công nghệ sau thu hoạch và Quản lý chất lượng hạt ca cao”

Nguồn tin: Báo Kinh tế & Đô thị, 27/04/2010
Ngày cập nhật: 28/4/2010

Để hạt ca cao Việt Nam phát triển bền vững, Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, trong quá trình sản xuất, thu hoạch, nông dân cần bảo đảm chính xác các yêu cầu cần thiết, nhất là việc thu hái, lên men, phơi sấy.

Trong 2 ngày 26 - 27/4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Công nghệ sau thu hoạch và Quản lý chất lượng hạt ca cao”. Trong 2 ngày thảo luận, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng chia sẻ kinh nghiệm, góp ý nhằm đưa giải pháp để nâng cao chất lượng hạt ca cao, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Smija Lambert, đến từ Công ty Mars - chuyên về sản xuất các sản phẩm từ hạt ca cao cho biết: hiện nay một số vấn đề phát sinh mà cây ca cao của Việt Nam gặp phải là độ lên men thấp và không đồng đều, mùi đặc trưng không rõ ràng, độ a xít còn cao, hạt ca cao bị nhiễm khói, có mùi lạ do quá trình phơi sấy chưa tốt… Theo TS. Smija Lambert, trong quá trình sản xuất ca cao, phương pháp lên men rất quan trọng, nông dân khi thu hoạch cần phải hái những trái đã chín, quá trình trữ trái để lên men là từ 7 - 9 ngày. Tuy nhiên, tại nhiều nơi do đặc điểm vườn ca cao ở xa nhà, nhiều người sợ mất trộm nên đã hái trái ca cao sớm dẫn đến chất lượng ca cao bị giảm đi. Ngoài ra, TS Smija Lambert cho rằng, độ a xít cao cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hạt ca cao cũng phải đủ lớn để có đủ nhiệt trong quá trình lên men. Đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng, vai trò thu mua rất quan trọng đối với chất lượng hạt ca cao vì chính những người này sẽ làm việc trực tiếp với nông dân, hướng dẫn nông dân những yêu cầu để làm ra hạt ca cao có chất lượng. Vì vậy, không chỉ nông dân mà các cơ sở thu mua, chết biến cũng cần nâng cao khả năng thu mua, sơ chế và sản xuất của mình.

Để hạt ca cao Việt Nam phát triển bền vững, Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, trong quá trình sản xuất, thu hoạch, nông dân cần bảo đảm chính xác các yêu cầu cần thiết, nhất là việc thu hái, lên men, phơi sấy. Năm 2009, sản lượng ca cao của Việt Nam đạt 1000 tấn hạt khô, trong đó Đắk Lắk chiếm 33%, Bến Tre 25%, Bà Rịa Vũng Tàu 17%, Tiền Giang 5% và Bình Phước 2%./.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang