• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trang trại VAC lớn nhất Kon Tum

Nguồn tin: SGGP, 5/12/2005
Ngày cập nhật: 6/12/2005

Ấp ủ giấc mơ thành... ông chủ

Sinh ra trong gia đình trí thức, bố mẹ và anh chị em đều làm trong ngành giáo dục,16 tuổi, cầm máy đứng chính trong hiệu ảnh gia đình to nhất nhì thị xã Kon Tum. Năm 1997, khi cả thị xã Kon Tum mới có dăm cái máy tính, “hắn” nhảy vào TPHCM theo học lớp chuyên viên kỹ thuật máy văn phòng tại Công ty Máy tính số 2 rồi về tung hoành trên thị trường máy tính Kon Tum, Gia Lai cuối những năm 90.

Hiện tại, “hắn” đang sở hữu một quán cà phê thu hút dân chơi và giới làm ăn có tiếng ở Kon Tum. Thế mà đùng một cái “hắn” bỏ phố chạy lên rừng. Giải thích cho hành động... này, Nguyễn Hoài Nhân - chỉ cười: Từ nhỏ tới lớn chưa một lần đặt chân lên rẫy, thế mà không hiểu cái máu làm nông nó ngấm vào người lúc nào.

Vào TPHCM, ra Hà Nội... gặp sách gì liên quan tới cây con là anh mua về chất đầy giá. Xem ti vi, nghe đài giới thiệu mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) làm ăn giỏi là ghi chép địa chỉ cụ thể, có thời gian rảnh lập tức trốn vợ, nhảy xe ra tận Hưng Yên, Hà Tây, vào Ninh Thuận “mục sở thị”.

Càng đi nhiều, thấy dân nơi khác phải chia nhau từng miếng đất mà họ làm VAC ầm ầm trong khi đó dân Tây Nguyên đất thừa mà chịu đói hoặc phải đi làm thuê, anh càng nung nấu quyết tâm: bà con chưa biết thì mình làm mẫu cho họ, để họ hiểu cơ hội làm giàu trên đất mình có thừa.

Năm 2002, khi cà phê rớt giá trầm trọng nhất, một số chủ rẫy đua nhau bán tháo đất, anh nghiễm nhiên “vớ” được hơn 4ha với giá chỉ có... 40 triệu đồng. “Lúc đầu bạn bè, người thân ai cũng ngăn, mắng cái cuốc chưa biết cầm mà đòi làm nông và cho rằng việc mình làm là nông nổi”- Nguyễn Hoài Nhân nhớ lại – Khi mới mua khu này hầu như không có gì khác ngoài đồi cà phê để khô, cây cỏ mọc cao hơn cây cà phê. Ao cá lúc đó cũng chỉ là những đầm lầy toàn cỏ dại mà ai nhìn cũng thè lưỡi. Và sự nghiệp làm nông của tay nghệ sĩ nhiếp ảnh ấy bắt đầu bằng việc xắn áo xuống đầm cắt cỏ, vét đất làm ao với anh em công nhân.

Rừng không phụ “người thành phố”

“Lúc đầu vốn không có nhiều nên mình phải làm cái gì để lấy ngắn nuôi dài”. Huy động vốn của bạn bè cộng với vốn sẵn có anh đầu tư khôi phục 2ha cà phê, làm 4 hồ cá với diện tích 1,4ha đồng thời xây khu chuồng trại nuôi heo. “Cần có một đầu óc khoa học khi làm mô hình VAC khép kín”, là triết lý của anh. Cũng chính vì thế mà anh đã dám đầu tư hẳn một nhà chế biến thức ăn gia súc ngay trong trang trại nhằm phát huy tối đa nguồn sản phẩm có sẵn từ mì, ngô…

Anh kể: “Thú thực, năm đầu lỗ ngót nghét 30 triệu đồng”. Thế là cắp tráp sang bạn bè ở Ninh Thuận, Phan Rang, ra Vĩnh Phúc... tầm sư học đạo. “Tại sao người ta cũng nuôi heo siêu nạc mà 2 tháng rưỡi đã được xuất trong khi mình phải nuôi tới 4 tháng? Tại sao ao cá của mình lại chậm thu hoạch hơn của họ?”.

Những câu hỏi như thế luôn thường trực trong anh. Cuối cùng, anh quyết định sang Ninh Thuận bắt giống heo và thay 50 con dê cỏ địa phương bằng 30 con dê Bách Thảo, nhận nuôi 4 con cừu từ chương trình khuyến nông của huyện Đắc Hà. “Bây giờ thì mình có thể yên tâm lĩnh trên dưới 350 triệu đồng một năm – một con số mà bất kỳ tay làm trang trại nào ở đất Kon Tum, Tây Nguyên này cũng đều ao ước”.

Giới thiệu khu trang trại của mình rộng đến 12ha anh Nhân tự tin: “Mình đang đầu tư xây chuồng nuôi thêm 200 con heo thịt nữa mới đủ đáp ứng nhu cầu”. Khách hàng của anh không chỉ trong tỉnh mà còn các mối lớn thuộc các tỉnh lân cận. Điều khiến anh trăn trở nhất là “cả tỉnh Kon Tum không có lấy một trại giống heo.

Mình cũng như bà con khác muốn có giống tốt phải lặn lội sang tận Ninh Thuận. Đấy là lý do anh đang mạnh dạn đi tiên phong, đầu tư hơn 1 tỷ đồng để nuôi thí nghiệm 100 con heo giống.

Hơn 2ha cà phê vốn bị bỏ hoang nay được chăm sóc xanh ngút ngàn và sắp cho thu hoạch. Theo dự định của ông chủ trang trại, vài năm tới diện tích này sẽ còn mở rộng lên gấp đôi gấp ba.

Giúp bà con làm giàu trên đất Tây Nguyên

Anh Nhân và nhóm anh em công nhân đang hò nhau dựng chiếc cổng trang trại, với dòng chữ “Trang trại Huynh Đệ”. Giải thích cho cái tên này, anh cười: “Anh em công nhân ở đây toàn là bà con nghèo ở địa phương cả. Mình muốn tạo công ăn việc làm đồng thời truyền lại kinh nghiệm mà mình học được cho mọi người. Đặt tên Huynh Đệ là để mọi người coi đây như một gia đình, cùng giúp nhau học cách làm giàu trên mảnh đất quê hương mình”.

Năm vừa rồi, anh Nhân tiếp nhận 2 sinh viên trường kinh tế của tỉnh về thực tập với mong muốn: “Có thể giúp thế hệ trẻ vốn kiến thức thực tế và nếu các em cần, mình sẽ tạo việc làm cho các em sau khi ra trường ở ngay trang trại của mình”.

Chỉ ra khu rừng đồi bát ngát quanh trang trại, Nguyễn Hoài Nhân bộc bạch: “Đất Tây Nguyên còn mênh mông đấy, hy vọng bà con nơi đây sẽ sớm tìm được cách làm giàu từ nó.

MINH HƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang