• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thiếu nước: Lúa thiệt hại, tôm chết hàng loạt

Nguồn tin: Bạc Liêu, 16/04/2010
Ngày cập nhật: 19/4/2010

Nắng hạn kéo dài và nước mặn xâm nhập đã làm nhiều diện tích lúa đông xuân bị thiệt hại. Còn ở vùng nuôi tôm, do thiếu nước mặn nên tôm chết hàng loạt. Việc điều tiết nguồn nước mặn - ngọt hợp lý để phục vụ cho trồng lúa và nuôi tôm đang đặt ra những vấn đề cấp bách đối với ngành chức năng. Huyện Giá Rai (Bạc Liêu) có 4.811 ha lúa đông xuân, do thiếu nước ngọt nên đã có 150 ha bị thiệt hại hoàn toàn, 850 ha bị thiệt hại về năng suất (đạt từ 20 - 40%).

Đơn cử như hộ ông Lê Quang Trung, ngụ ấp 19. Anh Trung trồng 22 công lúa, nhưng do xuống giống trễ nên khi lúa mới làm đòng thì ruộng bị xâm nhập mặn, vì vậy, đã có 10 công lúa bị chết trắng. Diện tích lúa còn lại nhờ ông bơm nước giếng lên cứu nên thu hoạch được khoảng 15 giạ/công. Ông Trung tâm sự: “Nếu không bị thiếu nước, lúa đạt khoảng 35 - 40 giạ/công. Vụ lúa này nông dân chúng tôi bị thiệt hại rất lớn”.

Không riêng ông Trung, nhiều nông dân ở ấp 19 cũng bị thiệt hại nặng. Bởi vào lúc lúa thiếu nước ngọt, sợ lúa chết, không ít người đã bơm cả nước mặn lên ruộng, làm lúa bị xèo. Một số hộ không thu hoạch do năng suất lúa quá thấp (chưa được 5 giạ/công). Nếu tính toán chi phí công gặt, tiền suốt lúa thì thu hoạch rồi cũng không đủ tiền để trả. Không ít nông dân nợ tiền vật tư, phân bón các đại lý. Có người kêu bán đồng cho những người nuôi vịt, nhưng cũng không ai mua do khu vực này không có nước ngọt cho vịt uống.

Người nuôi tôm ở huyện Giá Rai cũng bị thiệt hại nặng do nắng nóng. Cứ ngỡ mặn xâm nhập là dư nước nuôi tôm, song, nước mặn lại thiếu trầm trọng. Hầu hết những vuông tôm do không có ao lắng nên không thể trữ nước mặn. Hiện nay, do nắng nóng kéo dài, độ mặn ở các vuông tôm tăng lên từ 35 - 40%o. Độ mặn quá cao nên tôm không sống nổi.

Anh Nguyễn Văn Hớn, ấp 18, xã Phong Thạnh A, có 2,6 ha nuôi tôm. Tôm nuôi đã được khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, do độ mặn trong ao tăng cao và không có nguồn nước bơm vào nên tôm chết toàn bộ. Anh Hớn bức xúc nói: “Vuông tôm của tôi nằm cặp kênh lớn, vậy mà thiếu nước mặn. Thật vô lý! Phải xem xét lại việc điều tiết nước. Nếu điều tiết cho nuôi tôm thì phải đảm bảo nước mặn, còn điều tiết nước cho trồng lúa thì phải đảm bảo nguồn nước ngọt. Cứ điều tiết nước ngọt vài ngày, nước mặn vài ngày thì không đủ nước mặn cho nuôi tôm, cũng không đủ nước ngọt cho trồng lúa. Cuối cùng, người nuôi tôm, người trồng lúa đều bị thiệt hại”. Có người cho rằng, nên chọn giải pháp cuối cùng là phải bỏ lúa cứu tôm hoặc ngược lại. Không nên để tôm và lúa đều bị thiệt hại. Đến nay, huyện Giá Rai có hơn 7.200 ha tôm nuôi bị thiệt hại, tập trung ở các xã Phong Thạnh Tây, Phong Thạnh và Phong Thạnh A. Trong đó có 1.500 ha tôm nuôi mất trắng.

Anh Nguyễn Văn Trận, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Giá Rai, cho rằng: “Việc điều tiết nước thật sự khó khăn. Nếu cứu lúa thì tôm chết và nếu cứu tôm thì lúa chết. Đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh nhanh chóng điều tiết nước trở lại nhằm hạn chế tôm nuôi bị thiệt hại. Trước mắt, để hạn chế nước mặn xâm nhập vào vùng ngọt, có thể điều tiết cho cống Hộ Phòng, Láng Trâm một cửa 2 chiều. Riêng cống Giá Rai hạn chế cho nước vào, nhưng cũng phải xem xét cho vào ở những con nước triều cường ngắn và thấp. Khi điều tiết cần phối hợp với tỉnh Cà Mau để vận hành cống đồng bộ.

Về lâu dài, tỉnh nên mở rộng 2 tuyến kênh dẫn ngọt nối từ Cầu Sập về kênh Vĩnh Phong 12 và Vĩnh Phong 16 của huyện. Xúc tiến thi công dự án kênh Vĩnh Phong và hỗ trợ huyện kinh phí xây dựng các công trình kênh cấp 3 vượt cấp đang bị bồi lắng nhằm đảm bảo cho sản xuất. Ngành chức năng cần tìm nguyên nhân thiệt hại ở cả tôm và lúa, đề ra các giải pháp khắc phục và hạn chế thiệt hại cho bà con nông dân”.

Giải quyết tranh chấp mặn – ngọt giữa con tôm và cây lúa: Bài toán nan giải

Trước tình hình tranh chấp mặn - ngọt giữa con tôm, cây lúa, cần có sự giải quyết hài hòa để nông dân trồng lúa và người nuôi tôm đều không bị thiệt hại. Đây là bài toán khó đặt ra cho ngành chức năng. Dưới đây là một số ý kiến của các nhà khoa học, ngành chức năng xung quanh vấn đề này.

- GS-TS Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học An Giang: Phải giải quyết một cách hài hòa

Để khắc phục việc tranh chấp mặn - ngọt giữa nuôi tôm và trồng lúa ở Bạc Liêu nói riêng, các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL nói chung, cần xem xét lại việc quy hoạch sản xuất ở các địa phương có phù hợp hay không? Nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp như hiện nay. Riêng Bạc Liêu cần sớm quy hoạch lại các vùng sản xuất sinh thái sao cho đúng tiềm năng, lợi thế. Khu vực nào có thể giữ ngọt và đảm bảo không xâm nhập mặn thì mới quy hoạch cho sản xuất lúa. Khu vực nào trồng lúa không hiệu quả thì chuyển sang nuôi tôm kết hợp lấp lại vụ lúa.

Để khắc phục việc tranh chấp mặn - ngọt giữa người nuôi tôm với người trồng lúa, tỉnh cần đầu tư xây dựng hệ thống cống, đập ngăn mặn, giữ ngọt bao quanh các tiểu vùng ngọt ổn định. Đặc biệt là dọc theo các cống Hộ Phòng - Chủ Chí, Giá Rai - Phó Sinh. Bởi 2 tuyến kênh này có nhiệm vụ rất quan trọng là điều tiết nước mặn phục vụ nuôi tôm, nhưng đồng thời cũng xả chất thải, rút nước mặn để kéo nước ngọt về từ Sóc Trăng thông qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp để phục vụ sản xuất lúa.

- Ông Phan Minh Quang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT: Trung ương cần đầu tư để tỉnh hoàn thiện hệ thống thủy lợi

Theo kế hoạch, năm 2015, diện tích lúa đông xuân trong tỉnh sẽ phát triển đến 45.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay đã lên đến con số hơn 44.000 ha. Diện tích trồng lúa ngày một tăng, nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, hệ thống kênh dẫn nước bị bồi lắng nhiều năm. Còn tôm nuôi thì do nắng hạn kéo dài, thiếu nước.

Khi mặn xâm nhập, điều tiết nước cứu lúa thì chết tôm; còn khi điều tiết nước mặn cứu tôm thì lúa chết. Hiện nay, tôm chết hàng loạt, nhưng nếu điều tiết nước cứu tôm thì hơn 27.000 ha lúa đông xuân sẽ bị thiệt hại.

Việc điều tiết hài hòa nguồn nước mặn - ngọt để phục vụ cho trồng lúa và nuôi tôm thật khó khăn đối với tỉnh. Vì vậy, tỉnh đề nghị Trung ương đầu tư để tỉnh hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc trồng lúa và nuôi tôm.

Giải pháp điều tiết nước phuc vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản

Mới đây, UBND tỉnh có cuộc họp về công tác điều tiết nước và bàn giải pháp phòng chống khô hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, từ ngày 23/3 đến nay, tỉnh không mở các cống lớn lấy nước mặn vào, nhưng do nguồn nước ngọt từ sông Hậu đổ về trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp rất thấp, nước mặn từ sông Cái Lớn chảy về và từ phía tỉnh Cà Mau lên, đã làm cho độ mặn tại đầu kênh Nàng Rền (cửa lấy nước ngọt duy nhất về Bạc Liêu) luôn ở mức từ 3 - 6%o. Như vậy, trong tháng 4 và đầu tháng 5/2010, sẽ không có nguồn nước ngọt bổ sung cho Bạc Liêu. Với diện tích hơn 11.000 ha lúa đông xuân còn lại (sau ngày 15/4 mới thu hoạch) chỉ còn trông chờ vào trời mưa và có nguy cơ giảm năng suất, có nơi bị mất trắng. Việc không mở cống lấy nước mặn đã gây ra thiếu nước nuôi thủy sản ở vùng chuyển đổi sản xuất, chủ yếu ở huyện Giá Rai, với diện tích thiệt hại hơn 8.200 ha. Do nguồn nước ngọt chỉ còn trông vào trời mưa nên tỉnh đã đưa ra giải pháp điều tiết nước như sau:

Từ ngày 7 - 9/4/2010 (23 - 25/2 âm lịch) cống Láng Trâm, Hộ Phòng đóng; cống Giá Rai mở 2 chiều 1 cửa. Từ ngày 10 - 15/4/2010 (26/2 - 2/3 âm lịch) lấy nước mặn vào cống Láng Trâm và Hộ Phòng là chủ yếu.

Các huyện Phước Long, Vĩnh Lợi, Hòa Bình cần bồi trúc và gia cố đảm bảo an toàn cho 51 con đập mới đắp dọc theo kênh Cầu Sập - Ninh Quới. Các hộ sản xuất nông nghiệp tranh thủ bơm nước khi nước ngọt trong kênh còn. Các hộ nuôi trồng thủy sản cần củng cố bờ bao, vuông tôm; chủ động bơm nước vào vuông khi các cống mở lấy nước mặn vào; khai thông luồng lạch ở các kênh thủy nông nội đồng để tăng cường khả năng dẫn và trữ nước.

MINH CHÂU - NHẬT MINH - MINH ĐẠT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang