• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giảm thất thoát sau thu hoạch lúa ở Tiền Giang

Nguồn tin: Nhân Dân, 12/04/2010
Ngày cập nhật: 14/4/2010

Thất thoát sau thu hoạch ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của nông dân trồng lúa. Theo khảo sát của ngành chức năng, tỷ lệ thất thoát ở các khâu trong và sau thu hoạch của người trồng lúa ở Tiền Giang hằng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, để giải bài toán giảm thất thoát trong sản xuất lúa, góp phần tăng thu nhập cho nông dân vẫn còn nan giải, đòi hỏi tỉnh cần sớm có các giải pháp, đặc biệt là giải quyết tốt mối quan hệ "bốn nhà" trong sản xuất.

Thất thoát từ nhiều khâu

Thành tựu nổi bật nhất của sản xuất lúa ở Tiền Giang trong những năm qua là vượt chỉ tiêu hơn một triệu tấn lúa/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu, mỗi năm cung ứng 600 nghìn tấn lúa hàng hóa trên thị trường. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của ngành nông nghiệp Tiền Giang, tỷ lệ thất thoát trong và sau thu hoạch của nông dân trồng lúa rất cao. Ðó là, thất thoát do thu hoạch, phơi sấy, tồn trữ không đạt yêu cầu là 10,8% (140.000 tấn). Nếu tính giá bình quân ba triệu đồng/tấn, mỗi năm nông dân Tiền Giang mất 420 tỷ đồng, làm cho giá thành lúa cao (3.510 đ/kg). Việc chậm chuyển đổi cơ giới hóa, thiếu kho bảo quản sau thu hoạch khiến 90% số người dân bán lúa tại ruộng sau khi thu hoạch cũng làm thất thoát hàng nghìn tấn. Như vậy, nếu tính thất thoát trong thu hoạch sản xuất lúa ở tất cả các khâu thì hằng năm nông dân Tiền Giang mất hàng nghìn tỷ đồng.

Theo phân tích của Sở Khoa học - Công nghệ Tiền Giang, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết, sinh thái và phương pháp xử lý sau thu hoạch của người sản xuất lúa. Trong đó, các công đoạn gây thất thoát chủ yếu là: gặt, gom lúa chiếm 8,68%/năm/ba vụ; đập, tuốt lúa chiếm 6,73%; làm khô lúa chiếm 5,63%; tồn trữ chiếm 4,6%; vận chuyển chiếm 1,2%; xay xát chiếm 6,3%... Cụ thể, vụ đông xuân hằng năm tuy thuận lợi về thời tiết, nông dân dễ phơi và trữ lúa nhưng lại thất thoát lớn từ các công đoạn thu hoạch vì hầu hết là thủ công. Còn vụ hè thu thường trùng với thời điểm mùa mưa bão và lũ, việc thu hoạch và phơi bất lợi, thất thoát khi thu hoạch cao, chưa kể nhiều nơi việc phơi sấy bảo quản không tốt khiến phẩm chất hạt gạo hàng hóa kém, nông dân bán không được giá. Toàn tỉnh chỉ mới trang bị được 256 máy sấy lúa chủ yếu tại các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Ðông, trong khi tại các huyện trọng điểm sản xuất lương thực phía tây, như Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành... rất ít máy sấy. Tổng số máy sấy chỉ giải quyết được hơn 16% diện tích gieo trồng, khi giá lúa chưa được điều chỉnh theo hướng có lợi cho nông dân thì nông dân khó trữ lúa, phải bán lúa tươi, chấp nhận giảm thu nhập. Tiến sĩ Lê Hữu Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cai Lậy cho biết: Sau khi thu hoạch, nhất là trong mùa mưa bão, bà con nông dân cần phải áp dụng biện pháp sấy để bảo đảm chất lượng hạt lúa. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề lò sấy cũng còn nhiều bất cập. Lò sấy chủ yếu do tư nhân đầu tư, chỉ có quy mô vừa và nhỏ. Mặt khác, nông dân từ lâu đã có thói quen làm khô hạt lúa bằng ánh nắng mặt trời, khi nào gặp thời tiết mưa bão kéo dài thì mới chịu sấy, nhưng thời điểm đó, các lò sấy lại không thể đáp ứng nổi vì quy mô lò sấy nhỏ, lượng lúa cần sấy trong dân lại lớn, nên chất lượng hạt gạo kém là điều không tránh khỏi.

Cơ giới hóa, giải pháp hiệu quả nhất

Bàn biện pháp nâng cao chất lượng và giảm tổn thất trong sản xuất lúa, gạo, ngành nông nghiệp các địa phương, các nhà khoa học có chung nhận định: Phải áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch thì mới nâng chất lượng hạt gạo cũng như giúp người nông dân bớt thiệt hại khi thu hoạch. Nhưng bài toán cơ giới hóa trong khâu thu hoạch không phải có lời giải trong thời gian ngắn, mà đó là cả một quá trình đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa "bốn nhà"; đặc biệt là sự hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cá nhân trong việc nghiên cứu, chế tạo và cải tiến máy móc phục vụ nông nghiệp.

Thực tế ở Tiền Giang cho thấy, toàn tỉnh có 71 kho/350.735 m2 chứa khoảng 700 nghìn tấn lúa (chiếm 56% sản lượng lúa thu hoạch) gồm: 58 kho ở các nhà máy xay xát chỉ đóng vai trò chứa; 11 kho của công ty lương thực tỉnh, hai kho do HTX quản lý cơ bản đáp ứng được vai trò bảo quản. Sản lượng lúa của tỉnh từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn, sau khi trừ các khoản (56%) như: để ăn, làm giống, làm thức ăn gia súc, hao hụt do thu hoạch, sấy, tồn trữ; bảo đảm an ninh lương thực... lượng lúa hàng hóa còn lại khoảng 600.000 tấn, trong khi đó dung tích kho bảo quản đạt yêu cầu tồn trữ dài hạn hiện nay chỉ đáp ứng được 100 nghìn tấn. Rõ ràng, giữa nhu cầu lưu kho và thực trạng kho bảo quản đang là một vấn đề cần được quan tâm. Ðể giải quyết trình trạng trên, theo tính toán, đến năm 2015 tỉnh Tiền Giang cần xây mới thêm 17 kho và nâng cấp sửa chữa 12 kho hiện có đủ tiêu chuẩn bảo quản trong thời gian dài (hơn 12 tháng) với dung tích chứa 125 nghìn tấn. Tổng vốn khoảng 131 tỷ đồng (không tính giá đất), địa điểm tập trung tại các vùng sản xuất lúa tập trung như Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây, Gò Công Ðông... thường gặp khó khăn trong bảo quản lúa trong mùa lũ và thời điểm mưa tập trung. Ðến năm 2020, cần xây mới thêm 14 kho dự trữ và nâng cấp 20 kho hiện có đủ tiêu chuẩn dự trữ trong thời gian dài (hơn 12 tháng) với dung tích chứa 110 nghìn tấn. Tổng vốn đầu tư 105 tỷ đồng, tập trung các vùng sản xuất lúa trọng điểm như nêu trên và khu sản xuất lúa gạo tập trung như chợ Bà Ðắc, Phú Cường... Ðến khi đó, tổng kho lúa trong toàn tỉnh có khả năng dự trữ dài hạn (hơn 12 tháng) vào khoảng 300 nghìn tấn, cơ bản đáp ứng được nhu cầu trữ lúa của tỉnh. Ðồng thời, tăng cường công tác đầu tư hỗ trợ nông dân từng bước cơ giới hóa các khâu trong thu hoạch lúa để giảm thất thoát hằng năm.

Tấn Vũ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang