• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà phê Việt Nam: Giàu thứ hạng, nghèo... cạnh tranh - Sản xuất lệch... pha

Nguồn tin: NLD, 1/12/2005
Ngày cập nhật: 4/12/2005

Từ ngày 2 đến 5-12-2005, tại TP Buôn Ma Thuột, lần đầu tiên lễ hội cà phê Tây Nguyên được tổ chức nhằm mục đích xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cho cà phê VN. Theo đánh giá của Bộ Thương mại, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu triển vọng và đưa vào kế hoạch điều hành xuất khẩu năm 2006: Ngành cà phê phải mang về 750 triệu USD, tức tăng 10% so với năm 2005. Tuy nhiên, thực trạng phát triển của ngành cà phê trong thời gian qua đang làm nhiều người lo lắng. Bởi dù được xếp ở thứ hạng cao (thứ hai thế giới, sau Brazil), nhưng giá trị của hạt cà phê mang lại luôn bấp bênh. Vì sao?

Điều không thể phủ nhận là giá cà phê trên thị trường thế giới những năm gần đây diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất. Sự kích thích của giá cả đã thúc đẩy cà phê ở VN phát triển nhanh chóng, đưa sản lượng cà phê tăng lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng chính sự kích thích của giá cả đã dẫn đến sự phát triển quá “nóng” về diện tích, vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Tăng “nóng” về diện tích

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN (Vicofa), kế hoạch đầu tiên về phát triển ngành cà phê VN được xây dựng với mục tiêu: diện tích 180.000 ha, cho sản lượng 200.000 tấn/năm. Sau nhiều lần điều chỉnh, con số này được nâng lên 350.000 ha với sản lượng 450.000 tấn. Nhưng trong thực tế, sự phát triển diện tích và sản lượng cà phê VN đã tăng một cách đột biến. Số liệu điều tra mới đây cho thấy diện tích cà phê cả nước đã lên đến 520.000 ha với sản lượng 900.000 tấn, đưa VN lên vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê. Con số này đã gây bất ngờ cho nhiều người, kể cả những người trong ngành cà phê VN.

Ở góc độ nào đó, sự tăng “nóng” này đã góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường và đẩy giá cà phê đến mức thấp nhất trong mấy chục năm qua (thời điểm năm 2000), trong đó ngành cà phê VN chịu thiệt thòi nhiều nhất vì sản lượng càng lớn, càng thua lỗ nhiều. “Thời gian qua, doanh nghiệp (DN) và người trồng cà phê đã phải trả cái giá đó quá đắt, với những tổn thất nặng nề cho sự phát triển nóng” - ông Hoàng Trung Quý, Giám đốc Công ty Cà phê Đăk Uy (Kon Tum), nói.

Cơ cấu sản phẩm không theo thị trường

Trước tình hình khó khăn của ngành cà phê, từ năm 2000 đến nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp huy động ngân sách Nhà nước để giúp đỡ nông dân, DN qua khỏi khó khăn. Như mua cà phê tạm trữ để nâng giá cho nông dân, miễn thuế nông nghiệp cho đất trồng cà phê, hoãn nợ và tiếp tục cho nông dân vay tiền để chăm sóc vườn cây hoặc trồng cây khác... Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Phó Chủ tịch Vicofa, với sự can thiệp của Chính phủ, đến nay điểm yếu về diện tích và sản lượng căn bản đã được khắc phục, bởi sản lượng cà phê của VN trong niên vụ 2005-2006 dự đoán chỉ còn khoảng 600.000 tấn, giảm đến 300.000 tấn so với cách đây 5 năm. Thế nhưng hiện tại, ngành cà phê VN lại đang rơi vào một khó khăn khác, đó là do cơ cấu sản phẩm cà phê của VN quá nặng về cà phê vối, ngược lại sản lượng cà phê chè còn hết sức khiêm tốn, sản lượng chỉ có 15.000 tấn/năm. Trong khi xu hướng tiêu thụ cà phê chè thế giới tiếp tục tăng, còn cà phê vối sẽ chỉ được dùng làm “chất độn” trong chế biến cà phê. Ông Nhạn khẳng định: “Nếu không nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm thì VN dù đang đứng ở vị trí thứ 2 về sản xuất cà phê, cũng vẫn sẽ bị coi là “nhóm dưới” của ngành cà phê thế giới. Ngược lại, nếu VN có được tỉ lệ diện tích “1 chè 4 vối” thì kim ngạch xuất khẩu cà phê chắc chắn không chỉ ở mức 600 triệu USD như hiện nay”.

“Cường quốc”, nhưng bị loại khỏi cuộc chơi

Thông thường trong kinh doanh, quốc gia nào làm chủ được về sản lượng một mặt hàng nào đó thì sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều tiết giá cả thị trường. Thế nhưng ngành cà phê VN thì ngược lại. Người trồng cà phê và các DN xuất khẩu VN bị đẩy ra khỏi “cuộc chơi” do không kiểm soát được giá, mặc dù VN là một cường quốc cà phê. Theo phân tích của ông Nhạn, nguyên nhân là do phần lớn người trồng cà phê và DN không đủ tiềm lực về tài chính, nên phải bán vội cà phê ngay sau thu hoạch để lấy tiền trả nợ vay và duy trì sản xuất. Đến cuối vụ, khi giá lên cao thì trong kho chỉ còn lại rất ít. Điển hình là cuối quý III/2005, khi giá cà phê xuất khẩu trên thị trường tăng đến trên 1.000 USD/tấn và giá DN thu mua cho nông dân cũng đạt con số 18.000 đồng/kg, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thế nhưng lượng hàng trong dân và trong kho DN cũng chỉ còn lại khoảng 40.000 tấn. Người trồng và xuất khẩu cà phê VN lại tiếc hùi hụi vì bị mất cơ hội.

Gia Hy

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang