• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Cò lúa”, họ là ai?

Nguồn tin: Lao Động, 13/04/2010
Ngày cập nhật: 14/4/2010

Vào mùa thu hoạch, ghe lúa dập dìu trên các kênh rạch dọc ngang. Cùng dập dìu theo ghe là những “cò” lúa...

Vụ đông xuân này, vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) lại trúng mùa. Phương tiện vận chuyển lúa ở ĐTM chủ yếu là ghe nhỏ, chở được chừng vài chục tấn.

Lúa không về nhà

Nếu như ở nhiều vùng miền khác trên cả nước đang mùa khô hạn làm khó con người, thì ở ĐTM không khí sản xuất vẫn nhộn nhịp như thường. Khắp nơi đang thu hoạch vụ đông xuân.

Đi trên ĐTM nơi nào cũng thấy một màu vàng óng ả của lúa: Lúa vừa chín vàng trên ruộng đang chờ thu hoạch; lúa vô bao chất từng đống ven các bờ kênh chờ người tới mua; lúa đầy khẳm trên ghe đang lầm lũi di chuyển trên kênh hướng về nhà máy xay, kho chứa... Vì đang chờ ghe tới bán, nên lúa được che đậy sơ sài, nhiều người trở tay không kịp trước cơn mưa trái mùa vừa qua.

Cũng có những đống lúa được che chắn, ràng buộc cẩn thận trên bờ kinh, do chủ muốn trữ lại chờ giá. Nói chung, dù bán liền hay trữ lại, ít có người chuyển lúa về nhà, vừa tốn kém, vừa mất công đi kêu “cò” khi cần bán.

Vào giai đoạn trước và sau tết vừa qua, giá lúa đang ở mức cao, hầu như không ai “để dành” lúa trên các bờ kênh. Nay giá lúa đang “rớt”, những người có “của ăn của để” chấp nhận cho lúa “ngủ bờ kinh” để chờ giá. Còn đối với những nông dân “gửi sổ đỏ” ở ngân hàng, sự lựa chọn không nhiều, họ đi kiếm “cò” khi lúa còn chưa chín tới. Họ cần “đảo nợ” ở ngân hàng, rồi chuẩn bị cho vụ sau.

“Xã hội hoá” tiêu thụ lúa

UBND tỉnh Long An đã không ít lần chỉ đạo việc tổ chức thu mua lúa theo hướng tăng dần tỷ lệ mua trực tiếp từ nông dân, hạn chế qua trung gian, thương lái, “cò”. Tuy nhiên, việc mua bán lúa qua thương lái, qua “cò” đã trở thành xu thế khó đảo ngược trên đồng ruộng vùng ĐTM. Vấn đề là việc mua bán ấy có lợi hay thiệt thòi cho nông dân?

Mới đây, Cty Lương thực Long An đã triển khai việc tổ chức thu mua lúa nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nông dân, tiểu thương và doanh nghiệp. Các đơn vị trực thuộc công ty và tiểu thương đã ký kết thỏa thuận hợp tác về tiêu thụ lúa gạo của bà con nông dân kịp thời và hiệu quả.

Các tiểu thương có trách nhiệm: Mua lúa, gạo theo giá được thông báo từ Cty Lương thực Long An; tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân bán lúa; phản ánh kịp thời ý kiến của người dân...

Như vậy, nếu thực hiện đúng cam kết, việc bán lúa cho ghe của nhà nước (Cty Lương thực) hay ghe thương lái (qua “cò”) cũng không có gì khác biệt đối với nông dân. Thiệt hại cho người nông dân là có, nhưng không nhiều, trong khi việc “xã hội hoá” thu mua lúa cũng mang đến không ít tiện lợi cho nông dân.

Chợ Trung tâm nông sản Hậu Thạnh Đông (thuộc Cty Lương thực Long An, huyện Tân Thạnh), hàng ngày mua vào khoảng 600 tấn lúa, nhưng các trạm lưu động của chợ chỉ mua trực tiếp của dân khoảng 25%, còn lại là qua thương lái.

Nông dân Dương Thị Hồng (ấp 2, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng) cho biết, chị vừa bán gần 10 tấn lúa giống IR50404 qua “cò” với giá 4.050 đ/kg, trong khi đó, giá chuẩn qui định của Cty Lương thực là 4.300 đ/kg. Nhưng bù lại, các thương lái sẵn sàng mua lúa có lẫn tạp chất, độ ẩm cao, về kho họ xử lý lại, điều mà các trạm lưu động của Cty Lương thực từ chối. Rồi thủ tục mua bán, cân kéo, thanh toán... của các thương lái cũng thoáng hơn. Thậm chí các thương lái còn có thể mua lúa ngọn, ứng tiền trước qua các “cò” lúa.

“Cò”- nhu cầu khách quan

Giám đốc Cty Lương thực Long An – ông Tôn Thọ Nhân – thừa nhận “cò” lúa đang phổ biến ở ĐTM trong điều kiện sản xuất lúa còn manh mún, luôn tồn tại nhiều chủng loại lúa trồng xen trong 1 cánh đồng. “Cò” lúa có vai trò làm dịch vụ hỗ trợ thương lái trong việc tìm kiếm, điều phối nguồn hàng, làm cầu nối, giữ thông tin giữa thương lái và nông dân.

Theo ông Nhân, sự xuất hiện “cò” và hình thành mối quan hệ giữa doanh nghiệp – “cò” – nông dân mang tính khách quan. “Cò” lúa được hưởng thù lao từ thương lái 10 – 20 đ/kg lúa thu mua được. Tính ra nếu mỗi ngày “cò” giúp doanh nghiệp thu mua vài ba chục tấn lúa, họ nhận được 400 – 500 ngàn đồng.

Con số đó ở nông thôn là khá hấp dẫn, vì vậy mà ngày càng có nhiều người đi làm “cò”, xóm ấp nào bây giờ cũng có 3 – 4 cò, cho các thương lái khác nhau. Đối với những “cò” làm ăn có uy tín, quan hệ tốt với cả nông dân và thương lái, họ được giao chức năng rộng hơn, chứ không chỉ là môi giới.

“Cò” rất có ý thức tạo lập cho mình hệ thống “khách hàng” trong nông dân, tạo nguồn cung ổn định, lâu bền năm này qua năm khác. Họ làm được việc ấy nhờ vào uy tín, thông tin có giá trị, giúp nông dân bán được hàng một cách nhanh nhất với giá “tối ưu”. Rồi thanh toán nhanh, thậm chí còn kèm theo chế độ khuyến mãi.

Mỗi khi có đám ruộng nào đó sắp tới ngày thu hoạch, bao giờ “cò” cũng “bay” về “đậu” đầy ruộng. Đối với nông dân, càng nhiều “cò” họ càng có nhiều sự lựa chọn.

Với phương tiện thông tin ngày nay, người nông dân không sợ bị “cò” thông đồng với nhau ép giá. Chỉ cần 1 cú điện thoại, thậm chí “vô mạng” là người nông dân nắm rõ diễn biến giá cả thị trường.

Phương thức tiêu thụ lúa hàng hoá như miêu tả ở trên xuất hiện từ yêu cầu khách quan của cuộc sống.

Nguyễn Phấn Đấu

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang