• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khóc trên đồng khóm

Nguồn tin: TT, 4/12/2005
Ngày cập nhật: 4/12/2005

Trên cánh đồng “địa chủ”

Chỉ mới nhận khoán sản xuất khóm khoảng năm năm, nhưng 240 hộ dân đã mắc nợ của Nông trường Tân Thành, huyện Thủ Thừa (Long An) tới 8 tỉ đồng. Chuyện nghe qua rất khó tin nhưng lại có thật.

“Ấn tượng” đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến Nông trường Tân Thành là cánh cổng to đùng với cửa sắt và bảo vệ canh gác. Có người ví nông trường này giống như doanh trại, không phải muốn ra thì ra, muốn vào thì vào.

Đơn cử vào tháng 6-2005 nông trường không cho dân đem khóm ra ngoài bán, đến mức chủ tịch UBND huyện Thủ Thừa Lê Anh Thúy phải ký công văn: “Yêu cầu nông trường cho phép các hộ dân đã ký hợp đồng nhận khoán với nông trường được bán sản phẩm tới thời kỳ thu hoạch... Mọi thiệt hại do bị cản trở, ai cản trở sẽ phải chịu trách nhiệm”.

Khóc trên đồng khóm

Chỉ tay qua cánh đồng khóm bên kia bờ kênh, bà Mạch Thị Hạnh rưng rưng kể: “Tôi ở Sóc Trăng lên đây nhận khoán trồng 2,5ha khóm ở lô C6 từ năm 2003. Hiện giờ ruộng khóm đang có trái bị ngập nước lênh láng, rầu thúi cả ruột. Xin ứng dầu, ứng phân bón thì ông Kha Hồng Sơn - phó giám đốc nông trường - bảo: không có”.

Từ ngày nhận khoán đến nay, bà Hạnh đã nợ tiền phân, tiền dầu bơm nước, gạo... của nông trường hơn 10 triệu đồng. Do chưa thu hoạch khóm nên bà Hạnh chưa có tiền trả nợ, thế là bà bị ông Sơn làm khó: “Cô Bé Hai (tên thường gọi của bà Phạm Thị Thiền, giám đốc công ty) nói phải trả nợ cũ rồi mới cho ứng dầu, phân”. Hôm chúng tôi đến, hàng chục hộ dân cho biết đang rơi vào hoàn cảnh “nợ thì ngập đầu mà nông trường không chịu cung ứng vật tư nữa”.

Anh Nguyễn Hồng Vũ cho biết: “Tui nhận khoán 2,8ha năm 2003. Cuối năm 2004, dù chưa thu hoạch, nông trường thông báo tui đã nợ 49 triệu đồng. Vậy mà đợt đó thu hoạch chỉ được chừng 15 triệu. Từ tháng 3-2005 đến nay nông trường cắt cung ứng vật tư vì bảo tui thiếu nợ quá nhiều”. Ruộng khóm của anh Vũ lúc này chỗ thì đang cho trái, chỗ chết trụi và chỗ mới trồng nham nhở. Anh tâm sự: “Không có phân bón, vụ này chắc là thua nữa rồi”.

Năm 2000, vợ chồng anh Nguyễn Văn Nhân từ Sóc Trăng lên “xung phong” nhận khoán đầu tiên tại Nông trường Tân Thành với hi vọng cuộc sống sẽ khá hơn. Ban đầu anh nhận 2,3ha ở lô C1.2 với mức khoán 5 tấn/ha/năm. Những vụ đầu tiên không có lãi, nhưng cũng không phải nợ nhiều vì mức khoán có thể chấp nhận được.

Sau đó, hai vợ chồng quyết định nhận thêm 3,5ha ở khu C3.4, nhưng mức khoán lên tới 9 tấn/ha/năm. Dãi dầu mưa nắng suốt năm, đến khi quyết toán cuối năm 2004, nông trường thông báo anh vẫn còn nợ 12 triệu đồng. Không có tiền trả nợ, nên từ tháng 3-2005 tới nay nông trường không cung ứng vật tư nữa. Chạy được đồng nào dồn mua phân bón hết đồng nấy. Nhưng ở vùng này ai cũng nghèo, chẳng ai giúp được cho ai.

Hai vợ chồng anh Nhân đang bỏ mặc ruộng khóm cho trời. Còn ông Hà Minh Lương mếu máo: “Ở nông trường này tui là người mắc nợ nhiều nhất. Mang hết vốn liếng vô nông trường làm ăn tưởng sẽ đổi đời, ai ngờ bây giờ mang nợ 184 triệu đồng”.

Lãnh đạo tỉnh Long An nói gì?

Tiếp xúc với phóng viên TTCN, phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Nguyên khẳng định: “Quyết định giao đất cho Công ty Tân Thành năm 1995 là không đúng qui định của Luật đất đai. Không thể dùng từ “giao” đất mà phải là “cho thuê” để khai hoang. Mấy năm trước chúng tôi phát hiện chuyện này và có giao Sở TN-MT điều chỉnh lại”.

Về vấn đề Nông trường Tân Thành cho dân thuê đất trồng khóm bằng hình thức khoán, ông Nguyên nói: “Tôi đã biết chuyện này từ năm 2004. Khi đó, chủ tịch UBND tỉnh Dương Quốc Xuân về Tân Lập tiếp xúc cử tri có nghe dân phản ảnh nông trường này đang làm một việc giống như địa chủ - tá điền ngày xưa.

Sau đó chính chủ tịch tỉnh đã trực tiếp ký văn bản chỉ đạo Sở TN-MT và UBND huyện Thủ Thừa giải quyết. Tại sao tới bây giờ vẫn còn chuyện này? Tôi sẽ cho kiểm tra lại!”.

Ông Nguyên khẳng định: “Quan điểm của tỉnh là không chấp nhận kiểu làm ăn giống địa chủ như vậy được!”.

Bản hợp đồng kỳ quặc!

Chúng tôi đến thăm những “căn hộ” tồi tàn ngửa mặt thấy trời của hàng chục hộ dân tứ xứ đến đây “lập nghiệp”. Trước mặt chúng tôi là những thân hình gầy guộc, những gương mặt thất thần vì sợ nợ, những đôi bàn tay chai sần, những bộ quần áo rách bươm dính phèn vàng quạch. Không thể nói rằng người nông dân ở đây lười biếng.

Lẽ ra cuộc sống của họ đã khá lên rất nhiều sau nhiều năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vậy mà hầu hết những hộ đang nhận khoán tại Nông trường Tân Thành đều đang mang nợ, những món nợ khổng lồ. Vì sao vậy? Anh Nhân bảo: “Nông trường khoán cao quá, không làm nổi!?”. “Biết khoán cao, tại sao bà con lại ký hợp đồng?”.

Anh Nhân giải thích: “Chúng tôi bị bắt buộc phải ký sau khi đã đổ vốn liếng, mồ hôi xuống ruộng khóm chứ không phải ký hợp đồng ngay từ đầu”.

Theo những hộ nhận khoán, năm 2000 đã có rất nhiều người đùm túm vào đây “nhận khoán miệng” với nông trường. Sau khi đầu tư vốn liếng lên liêp, mua cây giống trồng xong họ yêu cầu phải ký hợp đồng nhưng mãi đến cuối năm 2003 nông trường mới soạn thảo hợp đồng đưa cho dân ký.

Theo tài liệu chúng tôi có được, nội dung bản “hợp đồng sản xuất cây khóm” rất kỳ quặc. Ai cũng nghĩ là nông trường ký hợp đồng với dân sản xuất khóm rồi trả công cho họ. Tuy nhiên thực chất của bản hợp đồng là “cho thuê đất trồng khóm” có nội dung như sau:

“Bên A (nông trường) xây dựng cơ bản xong và xây dựng đồng ruộng như: lồng, cày, xới, kéo máng, kênh rỏ phèn, đào mương liêp. Bên B (nông dân): lo cây giống trồng và các công đoạn chăm sóc khác. Mức thu sản phẩm là 7 tấn/ha/năm (một số hợp đồng có mức khoán cao hơn như trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Sành quê ở Kiên Giang chịu mức khoán tới 11 tấn/ha)”.

Về hình thức thanh toán, nông trường yêu cầu: “Khi bán sản phẩm, bên B rút tiền mặt 30% trước, gửi lại nông trường 70% và cuối quí làm quyết toán”.

Và trong phần “điều khoản chung”, hợp đồng ghi một câu “dữ dằn”: “Nếu bên B không thực hiện đúng lời cam kết trên thì nông trường chấm dứt hợp đồng, trục xuất khỏi nông trường mà không bồi hoàn một khoản tiền công nào (!)”.

Ở vào tình thế “chuyện đã rồi”, người dân đành nhắm mắt ký tên vào hợp đồng này. Nhưng vào thời điểm đó không một ai có thể hình dung được rằng việc ký hợp đồng nhận khoán đã biến họ thành “con nợ” khó đòi như hôm nay.

Theo anh Nguyễn Hồng Vũ, không phải nông trường lên líp, trồng khóm sẵn rồi giao nông dân chăm sóc mà chỉ cho thuê đất. Khi nhận khoán, nông dân phải thuê nhân công đào đất lên líp. Chi phí nhân công, mua con giống, phân bón, xăng dầu, máy bơm, thuốc bảo vệ thực vật, xử lý ra hoa... trung bình trên dưới 15 triệu đồng/ha/năm (tương đương 15 tấn khóm).

Trong khi đó, năng suất khóm tại nông trường này thường chỉ ở mức 14-15 tấn/ha/năm. Như vậy có thể thấy toàn bộ sản phẩm làm ra chỉ mới ngang bằng chi phí nông dân bỏ ra sản xuất, còn thiếu nguyên khoản “đầu tấn” phải nộp cho nông trường. Điều đáng nói ở đây là chưa bao giờ nông dân được cầm toàn bộ số tiền bán khóm của mình.

Theo qui ước, khi thu hoạch khóm, nông dân phải báo cho nông trường kiểm tra số lượng trái, ước tính tổng sản lượng (số tấn) rồi mới được đem bán. Sau khi bán xong, thương lái nộp tiền thẳng cho nông trường chứ không đưa trực tiếp cho nông dân. Sau đó nông dân sẽ tới văn phòng nông trường nhận lại 30% tổng số tiền bán được.

Ông Kha Hồng Sơn cho biết khoản tiền 30% đó được xem là tiền lãi của nông dân, phần còn lại nông trường giữ để trừ tiền ứng xăng dầu, phân bón, gạo thóc và... tiền khoán mà dân phải nộp. Một phần do năng suất thấp, một phần vì số tiền nhận lại quá ít không đủ trang trải chi phí đã bỏ ra cho vụ trước và chi phí cho vụ tiếp theo, nên cuộc sống của nông dân ngày càng túng quẫn, nợ chồng nợ là điều dễ hiểu.

“Siêu ý tưởng” của Công ty Tân Thành

Khi tiếp xúc với người dân ở Nông trường Tân Thành, chúng tôi băn khoăn tự hỏi: tại sao ở thời đại này nông dân vẫn còn quá khổ như vậy? Điều đáng nói là UBND tỉnh Long An đã biết và chỉ đạo giải quyết, chấn chỉnh chuyện này từ năm 2004, tức bốn năm sau kể từ ngày nông trường “cho thuê đất”. Thế nhưng cho đến nay mọi việc vẫn... diễn ra bình thường. Người nông dân trồng khóm đang lún sâu vào tuyệt vọng và bị ám ảnh bởi những món nợ khổng lồ.

Bà Phạm Thị Thiền giải thích: “Khi tôi trồng sẵn khóm và giao cho dân chăm sóc (thu hoạch ăn chia) thì họ chỉ muốn nhận đất, nhận phân, nhận gạo của nông trường chứ không biết trồng và làm không hết trách nhiệm. Thấy vậy không ổn, tôi chuyển hướng cho mượn đất, cho ứng phân bón, dầu bơm nước, còn dân tự lo con giống. Nông trường làm như vậy cũng muốn người dân tránh mặc cảm mình là người làm thuê”.

Dù bảo là cho “mượn đất”, nhưng theo điều tra của chúng tôi, nông trường lại yêu cầu dân phải nộp “lệ phí” hằng năm căn cứ vào diện tích đất đã mượn. Bà Thiền lý giải mức thu “lệ phí” này như sau: trung bình 1ha đất sẽ trồng được 30.000 cây khóm. Trừ 9.000 cây bị hư hao trong quá trình trồng còn lại 21.000 cây. Mỗi cây cho một trái nặng 1kg.

Vị chi nông dân sẽ thu hoạch được 21 tấn khóm/ha/năm. Phần này sẽ chia làm ba phần: “lệ phí” mượn đất: 7 tấn; chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu 7 tấn; phần còn lại là lợi nhuận của nông dân. Bà Thiền cho rằng cách tính này luôn đảm bảo nông dân có thu nhập tương đương với nông trường, không bao giờ có chuyện lỗ lã, nợ nần như họ đã phản ảnh.

Tuy nhiên, cách tính trên chỉ là lý thuyết chứ hoàn toàn chưa xảy ra trong thực tế. Cây khóm ở đây không phải lúc nào cũng đạt 1kg/trái và cho thu hoạch 21.000 trái/ha như bà Thiền tưởng tượng. Với năng suất bình quân 15 tấn/ha/năm, sau khi đóng “lệ phí” và thanh toán tiền vật tư, nông dân trắng tay dù họ đã bỏ ra rất nhiều công sức và vốn liếng cho ruộng khóm.

Đó là chưa kể có thời điểm khóm chỉ có 400-500 đồng/kg, cuộc sống của dân càng bi đát hơn. Dù vậy, khi tiếp xúc với chúng tôi, bà Thiền luôn khẳng định rằng: “Nông dân cố tình gian lận khi thu hoạch khóm, tìm cách đưa ra ngoài bán bớt và không muốn trả nợ nông trường (!)”.

Theo Chi cục Thuế huyện Thủ Thừa, Công ty Tân Thành chỉ mới bắt đầu đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến nay, sau bảy năm được miễn. Cụ thể: năm 2003 chỉ có 31,6ha đất chịu thuế; năm 2004 có 80,2ha đất chịu thuế và năm 2005 này là 174,6ha.

Tuy nhiên, công ty tiếp tục được giảm 50% số thuế phải đóng do... vượt hạn điền! Thống kê của Chi cục Thuế còn cho biết: từ năm 2003 đến nay công ty này chỉ đóng 60.169.500 đồng thuế sử dụng đất nông nghiệp. Số tiền này chỉ bằng “lệ phí” của... 10ha đã khoán cho dân trong một năm! Trong khi đó hiện nay có gần 300 hộ dân nhận khoán trồng khóm với diện tích trên dưới 800ha.

Nếu tính trung bình “lệ phí mượn đất” mỗi hecta là 7 triệu đồng/năm, thì mỗi năm nông dân phải nộp cho nông trường số tiền lên đến 5,6 tỉ đồng. Trong trường hợp mọi việc diễn ra bình thường, suôn sẻ như nông trường đã tính toán (giống như khi ấn định mức khoán), thì lợi nhuận thu được quả là... trên cả tuyệt vời!

Chấp thuận đơn xin sử dụng đất của bà Phạm Thị Thiền - giám đốc Công ty TNHH thương mại Liên Hiệp (trụ sở 13/6 Trần Xuân Soạn, Nhà Bè, TP.HCM), đề nghị của Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên-môi trường) và đề nghị của UBND huyện Thủ Thừa, ngày 7-2-1995, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Thị Sửa ký quyết định số 732/QĐ-UB giao 1.665ha đất ở Lâm trường Bo Bo và một phần của huyện quản lý cho công ty này sử dụng trong thời gian 20 năm.

Mục đích giao đất được ghi rõ: “Sản xuất nông-lâm, trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày”. Theo ông Nguyễn Văn Thiệp, giám đốc Sở TN-MT Long An, đây là trường hợp “cho mượn” đất chứ không phải cho thuê. Đơn vị sử dụng đất chỉ đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp sau bảy năm đầu được miễn.

Sau khi nhận đất, bà Thiền giải thể Công ty TNHH thương mại Liên Hiệp và về Long An thành lập Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Tân Thành. Và đến năm 2004 chuyển thành Công ty cổ phần Tân Thành như đã nêu.

Ba năm sau, ngày 4-4-1998, UBND tỉnh Long An chính thức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến năm 2015 cho Công ty Tân Thành diện tích 1.853,9ha (diện tích thực đo tăng thêm 188,9ha so với quyết định giao đất năm 1995). Được biết, khi UBND tỉnh Long An giao diện tích đất này cho Công ty Tân Thành, đã có rất nhiều ý kiến của các cơ quan chức năng và nhiều cán bộ tỉnh này phản đối.

Trong đơn gửi UBND và Sở Địa chính tỉnh Long An ngày 19-12-1994, bà Phạm Thị Thiền nêu: “Chúng tôi xin tỉnh cấp 2.000ha đất hoang để cải tạo trồng các loại cây công nghiệp và lương thực, góp phần nhỏ bé vào công cuộc phủ màu xanh cho đất”.

VÂN TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang