• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Yên Bình (Yên Bái): Sắn được giá, dân trồng ồ ạt

Nguồn tin: Báo Yên Bái, 7/4/2010
Ngày cập nhật: 11/4/2010

Cây sắn đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình trong huyện Yên Bình (Yên Bái) thoát nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển cây sắn thiếu quy hoạch đang là những vấn đề khó khăn, bởi khi sắn được giá thì người dân đổ xô đi trồng và hậu quả là nhiều cánh rừng đã trở nên trơ trụi, bạc màu cũng vì cây sắn.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi ông Hữu Văn Thành ở thôn Làng mấy, xã Vũ Linh đang tích cực trồng sắn cho kịp thời vụ.

Ngược lại, khi sắn rớt giá thì người dân không biết bấu víu vào đâu, bởi doanh nghiệp thì thờ ơ, còn chính quyền thì chưa tìm được giải pháp thoả đáng giúp người dân vơi bớt thiệt hại.

Vũ Linh - một trong những địa phương có diện tích sắn nhiều nhất huyện, sau vụ sắn vừa qua được giá, đồi cao, đồi thấp tấp nập người, xe và nhà nhà trồng sắn, người người trồng sắn.

Theo kế hoạch huyện giao là 380 ha, nhưng do năm 2009 sắn được giá, nên năm nay nhân dân đã trồng tới hơn 400 ha. Bất cứ chỗ nào có đất trống là dân trồng sắn. Nhiều nhà còn tranh thủ khai thác những đồi keo, quế chưa đủ tuổi thu hoạch để lấy đất trồng sắn với hy vọng lại được giá.

Chúng tôi đến thôn Làng Mấy là một trong những thôn có diện tích sắn nhất nhì của xã. Gia đình ông Hữu Văn Thành vẫn đang miệt mài trồng sắn Ông cho biết: do năm ngoái sắn được giá nên năm nay toàn bộ diện tích hơn 1000 m2 đất màu của gia đình đã ưu tiên trồng sắn. Vụ sắn năm ngoái, gia đình thu về hơn 10 triệu đồng, năm nay theo nhận định thì giá sắn củ vẫn ổn định trên 1.000 đồng/kg.

Cũng giống như gia đình ông Thành, ông Hoàng Đức Duyệt đã chuyển toàn bộ diện tích gần 3.000 m2 đất màu, đất soi bãi những năm trước trồng lạc, ngô, đậu tương sang trồng sắn. Nhẩm tính, ông Duyệt cho hay: nếu chỉ tính giá sắn bình quân 1.000 đồng/kg thì với gần 3.000 m2 trồng sắn sẽ thu về gần 20 triệu đồng. Thôn Ngòi Tu, cũng là một trong những thôn có diện tích sắn khá lớn.

Là một trong những hộ có diện tích sắn tương đối nhiều, năm 2009 sắn được giá nên năm nay gia đình ông Hà Văn Nghĩa đã tập trung tất cả những diện tích vườn đồi, rừng để trồng sắn. Với 3,6 ha sắn, năm ngoái gia đình ông Nghĩa thu về trên 30 triệu đồng. Nhờ sắn mà ông đã xây dựng nhà cửa cho con cái ra ở riêng. Ông Nghĩa xác định 6 ha đất sau khi thu hoạch hết keo, quế, ông sẽ cho trồng thay thế toàn bộ sắn vào đó.

Ông Địch Quang Phục - Chủ tịch UBND xã Vũ Linh cho biết: cây sắn đã gắn bó với người dân trong xã từ khá lâu và được đánh giá là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương trong mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Bình quân mỗi năm, thu nhập từ sắn cũng mang về bạc tỷ cho nông dân. Hơn nữa, trên địa bàn xã có một nhà máy chế biến tinh bột sắn, đảm bảo nhu cầu đầu ra về nguyên liệu cho nông dân nên việc trồng sắn sớm trở thành phong trào chung.

Hiệu quả kinh tế từ cây sắn là không thể phủ nhận, bởi nó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11% năm 2003 xuống còn 5,4% năm 2009; thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, việc trồng sắn ồ ạt, thiếu quy hoạch đã khiến nhiều diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bị bạc màu, xói mòn, gây mất cân bằng môi trường sinh thái. Mặc dù chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động để ngăn tình trạng trồng sắn ồ ạt, song cứ thấy lợi trước mắt là người dân làm chứ không nghĩ đến lâu dài.

Bên cạnh đó, sắn chủ yếu là giống cũ, đang thoái hoá, khả năng chịu hạn kém, năng suất thấp, hàm lượng tinh bột không cao nên sức cạnh tranh hạn chế. Hiện tại, địa phương đang lúng túng trong việc tìm giải pháp để quy hoạch vùng sắn nguyên liệu sao cho hiệu quả.

Để quy hoạch vùng sắn nguyên liệu, huyện Yên Bình đã giao cho Trạm Khuyến nông xây dựng kế hoạch trồng sắn vào đầu niên vụ nhằm đảm bảo khống chế ở diện tích 3.300 ha. Tại một số nơi có diện tích trồng sắn nhiều như Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Cảm Nhân, Xuân Long... thì tuyên truyền cho người dân giữ nguyên diện tích hiện có, không mở rộng thêm vùng nguyên liệu, không phát triển độc canh cây sắn mà cần xen canh các loại cây màu khác như: lạc, đậu tương, ngô.

Tuy nhiên, theo ông La Tuấn Hưng- Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình thì việc triển khai gặp không ít khó khăn, bởi theo như nhận định của một số doanh nghiệp thì sau khủng hoảng, nền kinh tế sẽ ổn định trở lại và giá sắn năm 2010 sẽ duy trì và ổn định trên 1.000 đồng/kg nên nhiều xã còn làm đơn xin mở rộng thêm diện tích trồng sắn.

Với chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Trạm Khuyến nông chỉ phối hợp chỉ đạo kỹ thuật cho nhân dân, còn việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cụ thể phải cần đến các ngành chức năng của huyện. Do vậy, việc quy hoạch và phát triển vùng sắn nguyên liệu ở Yên Bình đang gặp phải nhiều trở ngại lớn từ phía chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Chính quyền chưa có định hướng cụ thể cho người dân, người dân chưa có sự ràng buộc và mối liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp nên khi sắn được giá thì doanh nghiệp không có nguyên liệu để sản xuất, còn khi sắn rớt giá thì doanh nghiệp không đoái hoài đến nông dân...

Rồi biết bao hậu quả khác về mất cân bằng môi trường sinh thái, ô nhiễm môi trường từ hệ thống nước thải của các nhà máy chế biến sắn mà chính người dân đang phải gánh chịu.

Lê Thanh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang