• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Tư duy mới khi sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP

Nguồn tin: Báo An Giang, 05/04/2010
Ngày cập nhật: 7/4/2010

Vụ đông xuân này, tại 2 xã Bình Chánh (Châu Phú) và Vĩnh Khánh (Thoại Sơn), tỉnh An Giang, lần đầu tiên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang đưa vào sản xuất thử nghiệm trên 70,5 ha lúa theo tiêu chuẩn Global GAP (chuẩn mực quốc tế cho sản phẩm nông nghiệp). Vẫn còn quá sớm để đánh giá hiệu quả của mô hình này nhưng có thể nói, đây là bước đầu quan trọng để tập huấn cho nông dân làm quen với phong cách sản xuất “quốc tế hóa”.

“Lúc đầu tuy có hơi khó chịu nhưng về sau càng thấy thích”, ông Võ Thành Nhơn, nông dân ấp Vĩnh Thành (xã Vĩnh Khánh, Thoại Sơn), tham gia sản xuất 52.700 m2 lúa theo tiêu chuẩn Global Gap, nhận xét. Từ khi tham gia dự án vào tháng 11-2009, cũng như những hộ dân khác của Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp (THT SXNN) Tân Tiến, ngôi nhà của ông biến thành một nông trại nhỏ và được sắp xếp ngăn nắp. Hầu như mọi nơi đều được dán giấy hoặc gắn biển chỉ dẫn theo sơ đồ của nông trại, như: Khu vực ăn uống, hút thuốc, kho đựng thuốc bảo vệ thực vật, lò sấy, nơi chứa lúa (phân loại lúa thường và lúa sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP), nhà vệ sinh… Nếu không quen, khi đến thăm nhà của những thành viên THT SXNN Tân Tiến, khách sẽ rất dễ… tự ái bởi chưa bước chân vào nhà đã gặp ngay tấm biển “Những quy định đối với khách tham quan”. Sau khi tham gia trồng lúa theo tiêu chuẩn Global Gap, các hộ dân phải tự trang bị nhà vệ sinh riêng và được kéo nước sạch về sử dụng cũng như dùng pha chế thuốc bảo vệ thực vật.

Theo ông Phạm Ngọc Sơn, cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Khánh, toàn xã có 7 hộ dân tham gia THT SXNN Tân Tiến, cùng sản xuất trên 33,1 ha lúa theo tiêu chuẩn Global GAP. “Nông dân vốn đã quen trồng lúa tự do nên khi bắt họ tuân thủ quá nhiều quy định cũng không dễ chút nào. Tuy nhiên, với lối sản xuất mới đã tập cho các thành viên trong THT làm việc có trách nhiệm với nhau hơn”, ông Sơn cho biết. Để đạt tiêu chuẩn Global GAP, quá trình sản xuất lúa phải đảm bảo “sạch” hoàn toàn. Cụ thể, trước và sau khi sạ lúa, phải ngăn không cho bất cứ loại chuột, chim, cò hay động vật nào vào ruộng lúa. Người nông dân phải cập nhật vào sổ sách tất cả các chi tiết liên quan đến sản xuất như: Tình hình dịch bệnh; thời gian phun thuốc, bón phân cho lúa và liều lượng, nhãn hiệu những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng; thời gian bơm nước, chất lượng nguồn nước… Khi thu hoạch lúa bắt buộc phải dùng máy gặt đập liên hợp và vận chuyển lúa bằng máy kéo...

Theo quy định, mỗi năm một lần, những hộ dân sẽ được tổ chức giám định thực phẩm quốc tế SGS đến kiểm tra để cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn Global GAP. Muốn có giấy chứng nhận không phải là chuyện dễ. Tất cả những người tham gia sản xuất lúa từ người xới đất, bón phân, phun thuốc cho đến làm cỏ, thu hoạch lúa… đều phải qua các lớp tập huấn và được lưu tên trong nhật ký sản xuất lúa để giám định viên kiểm tra. Các loại bao phân, vỏ, chai thuốc… cũng phải được giữ lại để đối chiếu thành phần hoạt chất của sản phẩm. Theo một chuyên viên Sở NN&PTNT tỉnh, để được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global GAP, người nông dân phải thực hiện đúng trên 400 yếu tố, quy chuẩn kỹ thuật các loại.

“Nhìn chung, nông dân phấn khởi vì làm lúa theo tiêu chuẩn Global GAP cho năng suất khá cao. Vấn đề khó khăn là trình độ của nông dân không đồng đều nên việc cập nhật thông tin sản xuất, làm các thủ tục, giấy tờ chưa tốt. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ nông nghiệp phụ trách địa bàn còn thiếu, trong khi mô hình này đòi hỏi phải hướng dẫn rất nhiều chi tiết kỹ thuật. Trước mắt chỉ có thể làm quy mô nhỏ chứ chưa thể mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP”, anh Vũ cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Phú nhận định.

Hiện nay, chỉ mới có Công ty TNHH ADC (Cần Thơ) là chấp nhận đầu tư giống Jasmine 85 (loại giống xác nhận), phân bón, thuốc trừ sâu… cho nông dân An Giang sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP. Đối với những hộ dân được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn, Công ty TNHH ADC sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá lúa thị trường 20% (tăng khoảng 1.000 đồng/kg); còn chi phí mua giống, vật tư nông nghiệp của nông dân sẽ được trừ vào tiền mua lúa. Theo Sở NN&PTNT An Giang, do chưa tìm được đầu ra cho lúa trồng theo tiêu chuẩn Global GAP (các doanh nghiệp kinh doanh lúa, gạo trong và ngoài tỉnh không đồng ý hợp tác thu mua) nên thời gian tới rất khó mở rộng mô hình này.

NGÔ CHUẨN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang