• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hạn - mặn lo phèn xì

Nguồn tin: Nông nghiệp VN, 01/04/2010
Ngày cập nhật: 3/4/2010

Ở ĐBSCL nông dân ngoài việc tìm cách sống chung với hạn, mặn thì đang phải ứng phó với tình trạng đất xì phèn.

Ông Lê Danh, xã Thạnh Nhựt, Gò Công Tây, Tiền Giang nói: Trước kia vùng đất này các vụ lúa gieo trồng trong mùa mưa không cần xài các loại phân lân, nhưng bây giờ thì phải dùng rất nhiều, nhất là phân lân. Năm nào hạn, mặn kéo dài là đến khi mưa xuống là phèn xì nhiều. Xử lý phèn thì không khó nhưng tốn kém thêm chi phí sản xuất. Ông Nguyễn Dũng, xã Bình Phú, Cai Lậy, Tiền Giang cho biết: Canh tác lúa mùa khô hạn càng gay gắt thì chi phí tăng thêm phải từ 1,5 – 2,5 triệu đồng/ha để mua 10 bao phân lân đơn hoặc 4 – 5 bao DAP/ha để dằn phèn, dưỡng lại bộ rễ cây lúa. Hiện nay, cả cánh đồng lúa non tơ thuộc các xã Phú Nhuận, Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam… của huyện này đang trông mưa từng ngày để dằn bớt mức độ phèn dậy do nắng hạn đang kéo dài.

Ông Lê Văn Chính, chủ cơ sở sản xuất lúa giống Chín Táo, xã Song Lộc, huyện Châu Thành, Trà Vinh cho biết: Với cài đà nắng hạn, xâm nhập mặn kéo dài như năm nay thì sẽ có nhiều diện tích trồng lúa của nông dân khi đưa nước vào để gieo sạ lúa hè thu sẽ bị xì phèn là khó tránh khỏi. Ông Chính khuyến cáo: Nông dân gặp tình trạng đất xì phèn thì xả ngay nước ra 1 ngày sau đó đưa nước vô rồi dùng phân lân rải để xử lý phèn. Và theo đó, cứ 10 ngày thì rải 10 - 15 kg phân lân trên 1 ha để xử lý phèn. Xử lý đến khi lúa đẻ nhánh tối đa, tức từ 25 - 30 ngày tuổi thì ngưng. Và chắn chắn rằng, ruộng lúa nào gặp phải cảnh xì phèn thì kể như không có lãi nếu như lúa giá thấp như hiện nay. Ông Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật An Giang cho biết: Nông dân ở các vùng đất gò cao như huyện Tri Tôn đang chọn phương án né phèn bằng cách không cày sâu trong quá trình làm đất để dằn lại lớp phèn nằm bên dưới; bên cạnh đó, khi mùa mưa xuống phải xổ phèn thật kỹ để rửa đất trước khi sản xuất.

Theo nghiên cứu của Viện quy hoạch thủy lợi Miền Nam, nước ngọt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc rửa phèn. Nông dân có thể tận dụng những đợt nước cao cho nước vào ruộng để xả phèn xuống kênh mương; với đất nhiễm phèn không nên để ruộng lúa bị cạn nước vì lớp nước trên mặt ruộng có tác dụng ém phèn. Bên cạnh đó, nông dân cần tranh thủ những đợt mưa lớn xả hết nước trên ruộng để tiếp tục có chỗ chứa nước mưa mới.

Ước ĐBSCL có khoảng 2 triệu ha đất phèn các loại chiếm gần phân nửa tổng diện tích tự nhiên toàn vùng. Loại đất chua này tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau... Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chiếm, Khoa môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, Trường đại học Cần Thơ cho rằng: Loại phèn tiềm tàng nằm vùi dưới tầng đất mặt, trong điều kiện đất luôn ngập nước thì nó không gây độc cho cây trồng. Nhưng nếu khi nó tiếp xúc với không khí thì quá trình ô xy hóa tạo ra chất chua, phèn hình thành hoạt động và gây độc cho cây trồng. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, cảnh báo, việc rút nước quá cạn sẽ làm cho đất nứt nẻ sâu, không khí theo các đường nứt này xuống tầng đất có chứa phèn tiềm tàng, quá trình ô xy hóa biến chúng trở thành phèn hoạt động. Việc lên liếp, đào kinh, xẻ mương thì bà con nông dân đã vô tình phơi lớp phèn tiềm tàng bên dưới lên trên, tạo cơ hội cho phát sinh phèn, gây độc cho cây trồng.

THANH PHONG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang