• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhị Trường (Cầu Ngang - Trà Vinh): Trồng đậu bắp xuất khẩu

Nguồn tin: Trà Vinh, 31/01/2010
Ngày cập nhật: 1/4/2010

Để tạo hướng đột phá cho cây màu vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, vụ màu mùa khô năm 2010 Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải (Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn) đã ký hợp đồng kinh tế với đại diện 18 hộ dân ở 2 ấp Bông Ven và Là Ca B có sự chứng kiến của lãnh đạo UBND xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) về mô hình trồng 5 ha đậu bắp xuất khẩu. Đến nay đậu bắp đang trong giai đoạn thu hoạch rộ, ước năng suất trung bình từ 1 – 1,2 tấn/công, có hộ thu lãi từ 2 – 2,5 triệu đồng/công, góp phần tăng thu nhập và giải quyết lao động nhàn rổi ở địa phương.

Nói đến cây đậu bắp thì không lạ với người dân nơi đây, nhưng khi chuyển giao mô hình trồng giống đậu bắp TSI – 7106 (giống Nhật) xuất khẩu sang Nhật, nông dân mới thấy được tính hợp tác trong sản xuất, nhất là trách nhiệm và chữ “tín” với nhau. Căn cứ theo hợp đồng giữa 2 bên, Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải sẽ cung cấp giống miễn phí cho nông dân, đồng thời cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và bán thuốc chuyên dùng. Còn nông dân đảm nhận khâu làm đất, bón phân, tưới nước, hái trái theo quy trình. Quy cách trồng đậu bắp Nhật giống như đậu bắp truyền thống, nhưng số lượng hạt nhiều và khoảng cách cây nhặt hơn đậu bắp truyền thống. Trung bình lổ trồng 3 hạt (tương đương 3 cây), hàng cách hàng khoảng 3 cm, đậu có khả năng chịu hạn cao và theo nhận định của cán bộ chuyên môn thì vùng đất ở đây sẽ phát huy tối đa năng suất cho giống đậu bắp này. Thời gian sinh trưởng của cây trên 90 ngày, trong đó thời gian thu hoạch 45 ngày, nếu cây còn sung sức có thể cắt đọt bón phân thu hoạch tiếp đợt 2.

Khi thu hoạch, nông dân gom đậu về nhà của đại diện người ký hợp đồng chờ công ty xuống lấy hàng tận nơi theo lịch. Tiêu chuẩn đậu xuất bán phải đẹp, màu xanh đậm, đặc trưng 5 cạnh, không sâu bệnh… đặc biệt Công ty còn quy định kích cở của trái đậu có chiều dài từ 6 – 10cm, đường kính từ 1,8 – 2cm, được bảo quản bằng dây chuyền lạnh khi vận chuyển. Hợp đồng hai bên đã thống nhất giá bao tiêu cho người trồng là 4.000 đồng/kg, Công ty hỗ trợ cho người đại diện ký hợp đồng và thu gom là 100 đồng/kg, cán bộ kỹ thuật 100 đồng/kg. Theo chiết tính của nhà nông, trung bình mỗi công đậu bắp phải đầu tư khoảng 1,5 triệu đồng tiền mua phân chuồng, phân hữu cơ, thuốc, điện phục vụ bơm tưới và nhân công hái. Với năng suất đang thu hoạch ước tính trên 1 tấn/công, giá bao tiêu 4.000 đồng/kg, trừ chi phí người trồng sẽ thu lãi trên 2,5 triệu đồng/công. Ngoài những qui định trong hợp đồng, Công ty còn khuyến cáo người trồng nên sử dụng 2 loại thuốc CYPERAN 10 EC và Admire 50EC ngừa sâu, rầy, kiến; đặc biệt khi phun thuốc trong giai đoạn thu hoạch phải báo cho cán bộ kỹ thuật để có hướng xử lý kịp thời.

Ông Sơn Búp Pha, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng Ban nhân dân ấp Bông Ven là người đại diện ký hợp đồng trồng đậu bắp xuất khẩu, bộc bạch: “Đây là mô hình mới, ngoài chuyển giao kỹ thuật trồng đậu bắp Nhật, tăng thu nhập cho hộ nghèo, còn hướng nông dân vào các mô hình kinh tế hợp tác. Qua mô hình này, bài học rút ra cho những hộ trồng đậu bắp là phải đoàn kết, trồng đồng loạt, giao hàng đúng hẹn, sản phẩm đúng qui cách để nâng giá trị sản phẩm cùng nhau hưởng lợi”. Anh Thạch Len, ở ấp Là Ca B cho rằng, trồng đậu bắp Nhật là phải siêng hái trái, thông thường người trồng chọn ngày hái ngày nghỉ, hoặc đám đậu sung sức phải hái mỗi ngày tránh đậu quá cở, không đủ chuẩn xuất khẩu. Anh Hồ Văn Lâm, ấp Là Ca B tâm đắc: Giống đậu này dễ trồng, ít phân, ít nước và kéo dài thời gian thu hoạch so với đậu bắp truyền thống. Một số hộ có luột ăn thử đã cảm nhận đậu có hương vị ngọt, giòn, thơm… có khả năng gắn bó với vùng đất này về lâu, dài.

Để định hướng cho giống đậu Nhật phát triển ở địa phương trong những năm tiếp theo, ông Trần Vân Sơn, Chủ tịch UBND xã Nhị Trường nhận định: Trồng đậu bắp Nhật nông dân bị ràng buột tính thời gian, nên rất thuận lợi cho những lao động nhàn rổi, những hộ nghèo thiếu đất, thiếu công nghệ… có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Qua thời gian thực nghiệm mô hình, đa số người trồng còn để đậu lớn quá cở, khi giao hàng bị công ty loại, nên nhiều nông dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm vạt. Hiện tại, cán bộ kỹ thuật tư vấn thêm cho người trồng tranh thủ hái trái thường xuyên để sản phẩm đúng tiêu chuẩn như hợp đồng đã ký. Khi mô hình có hiệu quả, vụ màu mùa khô năm sau xã sẽ vận động những hộ đất nhiều cho những hộ nghèo mượn trồng đậu bắp Nhật, đồng thời đưa chỉ tiêu xóa nghèo chung của xã từ mô hình này.

QUỐC VIỆT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang