• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông nghiệp TP.HCM phát triển theo hướng nào?

Nguồn tin: TT, 29/11/2005
Ngày cập nhật: 29/11/2005

TP.HCM đã phát triển được 5.000ha rau an toàn, hằng năm đạt sản lượng hơn 120.000 tấn rau xanh, đáp ứng 20% nhu cầu của TP.

Giai đoạn 2006-2010, nông nghiệp TP.HCM sẽ tiếp tục gặp những thách thức khi tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh.

Tìm một lối đi cho ngành nông nghiệp đô thị TP.HCM là vấn đề cần phải tính toán kỹ càng.

Tuổi Trẻ ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp.

TS Lê Xuân Cương (giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học ABC): Chỉ nên sản xuất con giống

TP.HCM phát triển chăn nuôi được không? Tôi cho rằng với thế mạnh là nơi tập trung đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu cùng nhiều trung tâm nghiên cứu, TP.HCM có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất con giống.

Thời gian qua, TP.HCM đã cung cấp con giống bò sữa cho các tỉnh nhưng chất lượng con giống chưa đạt, chưa đáp ứng được các yêu cầu cải thiện chất lượng đàn bò sữa cũng như bò thịt.

Đến nay TP.HCM vẫn chưa có một trung tâm sản xuất tinh và phôi bò, trong khi TP có thừa khả năng về nhân lực cũng như vật lực. Cái thời khuyến khích nhà nhà, người người chăn nuôi đã không còn phù hợp với đặc điểm của TP.HCM - một đô thị lớn và văn minh của cả nước.

Định hướng chăn nuôi do vậy cũng cần xem xét lại, phải phù hợp với một ngành chăn nuôi đô thị với những đặc trưng riêng của nó.

Thạc sĩ Vương Ngọc Long (Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam): Đầu tư chăn nuôi ra các tỉnh

Tôi cho rằng đầu tư cho người nghèo chăn nuôi bò sữa với mục tiêu xóa đói giảm nghèo là định hướng chưa hợp lý, thay vào đó có thể hỗ trợ vốn cho người nghèo đầu tư vào nghề khác phù hợp hơn.

Nuôi bò sữa đòi hỏi phải có trình độ tay nghề nhất định và khả năng tài chính đảm bảo dinh dưỡng cho con bò, trong khi những đối tượng cần xóa đói giảm nghèo lại thiếu cả hai yếu tố này.

Theo tôi, ngành chăn nuôi TP.HCM thời gian tới nên phát triển theo hai hướng: qui hoạch chăn nuôi tập trung qui mô lớn và đầu tư chăn nuôi ra các tỉnh. Muốn phát triển mô hình này phải qui hoạch vùng chăn nuôi tập trung, có chính sách ưu đãi về đất đai, tổ chức hệ thống thu mua và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

TP.HCM có thế mạnh về trình độ tay nghề của người chăn nuôi, lực lượng các nhà khoa học đông đảo và đặc biệt là tiềm lực về vốn, nhưng lại thiếu đất đai.

Đầu tư chăn nuôi ra các tỉnh, nguồn thực phẩm như thịt, sữa... từ các địa phương sẽ đưa vào cung cấp lại cho thị trường TP.HCM, chúng ta có thể giải quyết được hàng loạt vấn đề tồn tại hiện nay của ngành chăn nuôi.

TS Dương Hoa Xô (giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp): Công nghệ biến đổi gen: phải làm ngay từ bây giờ

Muốn phát triển các loại hoa lan, cây kiểng và rau an toàn, theo tôi, TP.HCM phải qui hoạch vùng sản xuất rõ ràng trước khi tính đến các vấn đề khác. vNhu cầu của người dân TP đối với những sản phẩm này rất lớn, nhưng thời gian qua chúng ta làm theo kiểu được chăng hay chớ, qui hoạch và thực hiện qui hoạch không bài bản.

Tôi lấy ví dụ như cây rau an toàn, nếu có vùng sản xuất tập trung, đầu tư hạ tầng tốt sẽ đạt hiệu quả cao, cũng như dễ dàng tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Còn với cách làm như hiện nay, mỗi hộ làm một vài ngàn mét vuông đất rải rác khắp nơi, chẳng những hiệu quả kinh tế không cao mà TP cũng khó có hi vọng tạo ra sản lượng rau an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

Đối với hoa lan và cây kiểng, với hơn 80% giống hoa được nhập từ các nước, chúng ta đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn giống nước ngoài, trong khi VN có rất nhiều giống hoa đẹp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Việc cần làm ngay trong thời gian tới là phải xây dựng một bộ giống riêng của TP.HCM. Đã đến lúc TP.HCM bắt tay vào nghiên cứu ứng dụng công nghệ biến đổi gen cho cây trồng. Với đội ngũ cán bộ khoa học hiện tại, tôi cho rằng TP thừa khả năng đầu tư vào lĩnh vực này và phải làm ngay từ bây giờ.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa (giám đốc Trung tâm Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật): Giá cả phải cạnh tranh

Đất đai dành cho nông nghiệp TP.HCM hiện nay chịu sức ép rất lớn từ xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa và cả lĩnh vực dịch vụ; giá thành sản phẩm sản xuất tại TP.HCM có khả năng cao hơn rất nhiều lần so với các tỉnh, từ giá trị đất đến chi phí nhân công. Không cạnh tranh được, làm sao có thể tồn tại và phát triển?

Giá thành sữa bò tại TP.HCM luôn cao hơn so với các tỉnh trong khu vực, chưa kể hàng loạt vấn đề như ô nhiễm môi trường, an toàn sức khỏe người dân. Chương trình cây dứa cayenne có thể nói là đã thất bại, chi phí giá thành quá cao.

Riêng về tôm sú có thể đem lại nguồn thu nhập cao tạm thời, nhưng liệu chúng ta có phải trả giá về môi trường trong 5-10 năm nữa? Rừng ngập mặn Cần Giờ là “lá phổi” của TP.HCM, nếu chúng ta lao vào phát triển tôm sú là chúng ta đã làm cho “lá phổi” này bị tổn thương, tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi tôm sú là điều ai cũng có thể thấy được.

Một vấn đề mà tôi rất băn khoăn là liệu người dân Cần Giờ có thoát được nghèo nhờ con tôm sú, hay là đất đai tại đây rơi vào tay các đại gia có tiền?

HẢI ĐĂNG thực hiện Trái phiếu VCB thu hút 300 nhà đầu tư tìm hiểu - (29/11) Manh nha tập đoàn phân phối - (29/11) Hoãn xuất khẩu gạo sang Indonesia - (29/11) "Luật Đầu tư đã sửa theo kiến nghị của nhà đầu tư!" - (28/11) Giá dầu còn 58 USD/thùng - (28/11) Trở ngại từ "kinh tế mặt đường" - (28/11) Cơ hội khơi dậy niềm tin - (28/11) VAMA không giảm giá ô tô trong năm 2006: Khách hàng lại bị ép! - (28/11) Thanh Hóa: xuất hàng mỹ nghệ mây giang xiên sang Mỹ - (28/11) Đồng Nai: Alltech xây nhà máy sản xuất chất phụ gia - (28/11)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang