• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm thương hiệu điều từ chân đất

Nguồn tin: Tiền Phong, 22/03/2010
Ngày cập nhật: 23/3/2010

Một mô hình liên kết phát triển điều bền vững ở xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) do nông dân làm chủ sau 2 năm đã bước đầu phát huy hiệu quả, được tổ chức FLO (tổ chức quốc tế về dán nhãn Thương mại công bằng) công nhận dán nhãn “Thương mại công bằng quốc tế”.

Ông Đàm Xuân Thọ, Trưởng nhóm phát triển điều bền vững cho biết, từ sự giới thiệu của Sở Công Thương Bình Phước, ông đã đứng ra tổ chức liên kết những người trồng điều trong xã lập nên nhóm này từ năm 2008, và hiện có 48 thành viên, tổng diện tích điều nhóm quản lý hơn 250 ha.

Hoạt động của nhóm tuân thủ theo bốn tiêu chuẩn của tổ chức FLO về phát triển xã hội, phát triển kinh tế, yêu cầu môi trường và điều kiện lao động.

Năm 2009, Công ty cổ phần Phát triển Quốc tế đã mua của nhóm 25 tấn điều để làm sản phẩm giám định hàng loạt tiêu chí về đất, nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật...

Sắp tới, nhóm tiếp tục ký hợp đồng xuất khẩu điều sạch có giá trị gần 500 triệu đồng và trong tương lai sẽ có nhiều hợp đồng lớn hơn.

Ông Thọ tâm sự, trong thời gian qua nhóm của ông đã trải qua rất nhiều thăng trầm, nhiều người đã không thể trụ lại nên từ con số hội viên 300 đến nay chỉ còn 48.

Đây là một mô hình mới với những tiêu chuẩn mới về trồng, chế biến và sản xuất khá khắt khe nên lúc đầu các thành viên tỏ ra chần chừ. Tuy nhiên, hiện nay các thành viên trong nhóm đều cho rằng đây là một hướng đi đúng và phù hợp cho người trồng điều trong thời gian tới.

Hiện nhóm điều phát triển bền vững xã Tiến Hưng cũng đã tham gia sản xuất các sản phẩm từ cây điều và trực tiếp ký hợp đồng với đối tác như: Nhân hạt điều, bánh kẹo từ điều, rượu chiết xuất từ trái điều, nước màu điều...

Thành viên của nhóm có diện tích trồng điều lớn nhất là 40.000 m2 và ít nhất là 1.000 m2. Riêng ông Thọ có 40.000 m2 điều đã cho thu hoạch.

Theo ước tính của ông Thọ, với giá bán như hiện nay (khoảng hơn 16.000 đồng/kg) cộng với cách thức hoạt động của nhóm thì cuối mùa vụ này ông sẽ thu về gần 100 triệu đồng từ 4 ha này.

Cái khó lớn nhất đối với người trồng điều trong thời gian qua chính là giá cả bấp bênh, thời tiết không ổn định, sâu bệnh hoành hành. Cây điều trong một giai đoạn đã là cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều người.

Với Lễ hội quả điều vàng (diễn ra từ 20 - 23/3 tại Bình Phước) và từ mô hình phát triển điều bền vững xã Tiến Hưng, ông Thọ hy vọng người nông dân sẽ hiểu hơn về giá trị cây điều mang lại, giảm bớt tình trạng chặt phá điều tràn lan như hiện nay.

Song Nguyễn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang