• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi trồng thời biến đổi khí hậu - Đau đầu chống mặn

Nguồn tin: Báo Đất Việt, 19/03/2010
Ngày cập nhật: 23/3/2010

Nước biển dâng, nhiều dòng sông kiệt nước, hạn mặn xâm nhập... các cơ quan chức năng, nhà khoa học cùng nông dân đang nỗ lực tìm biện pháp cải tạo giống, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để ứng phó và thích nghi với hiểm họa này.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chỉ cần nguồn nước bị nhiễm mặn 2%o thì các loại cây này sẽ chết. Nhưng trong mùa khô hạn năm nay ở nhiều vùng thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), ngưỡng này đã bị vượt qua.

Tìm giải pháp cho vùng cây ăn trái ĐBSCL sống chung với hạn, mặn đang là đề tài làm “đau đầu” nhiều nhà khoa học, người dân và chính quyền các địa phương.

Nỗ lực cứu nhà vườn

Ông Võ Thanh Dũng, chủ một nhà vườn ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, lo lắng: “Nhiều năm qua, chúng tôi vất vả học cách cải tiến kỹ thuật, áp dụng chế độ phân, thuốc hợp lý mới có thể chống chọi được dịch bệnh để cây ăn trái cho năng suất cao. Giờ bị nước mặn đe doạ, nếu không có các nhà khao học giúp thì công sức lâu nay coi như đổ sông đổ biển”.

TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (NCCAQMN), cho biết: từ năm 2005, khi biến đổi khí hậu chưa là đề tài thời sự, Viện đã tiến hành đề tài lai tạo và thuần chủng các loại cây có múi, xoài bằng phương pháp chọn tạo “gốc ghép” để chống chịu hạn, mặn. Hiện, đề tài này đang trong giai đoạn hoàn thiện. Các nhà khoa học còn phát hiện cây quách (sinh trưởng nhiều ở tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng) có khả năng chịu mặn và đã dùng loại cây này làm gốc ghép cho cam, quýt, bưởi, tạo nên giống cây có múi mới thích ứng với vùng đất nhiễm mặn ven biển ĐBSCL, cho hiệu quả kinh tế cao.

Mới đây, ThS Trần Văn Mì, Trưởng Phòng NN-PTNN huyện Tri Tôn, An Giang, cho biết: Viện NCCAQMN đã khảo sát và đánh giá cây trúc, một loài cây đặc hữu ở vùng Bảy Núi, là loại cây chịu hạn rất tốt, cả năm không có giọt mưa vẫn tươi tốt và cho trái bình thường. Loại cây này đã được chọn làm gốc ghép cho nhiều loại cây có múi để trồng ở vùng đồi núi thường bị khô hạn.

Tiến thoái lưỡng nan

“Tuy có nhiều cố gắng nhưng cái khó hiện nay trong nghiên cứu lai tạo các loại cây ăn trái có thể chống chịu hạn, mặn, ngoài vấn đề kinh phí còn có những yếu tố khác như con người, thời gian và nhất là chọn tìm cá thể để nghiên cứu”, TS Nguyễn Minh Châu cho biết.

ThS Võ Hữu Thoại, Trưởng phòng Kỹ thuật canh tác, VNCCAQMN, giải thích thêm: Để tìm ra giống cây chịu mặn, nhà khoa học thường phải mất khoảng 7 năm nghiên cứu. Trong thời gian đó, sẽ có thêm 1.000 ha đất ở cửa sông bị nhiễm mặn. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cá thể chịu mặn cho các loại cây vốn chưa bao giờ chịu mặn như chôm chôm, măng cụt, vú sữa, sầu riêng để nghiên cứu nhân rộng. Nhu cầu nghiên cứu, lai tạo giống cây ăn trái chống chịu hạn, mặn đang trong giai đoạn bức bách, nhưng do công tác thu thập cá thể chịu hạn, mặn bị giới hạn nên việc tìm ra cá thể để lai tạo, chọn lọc khó tiến hành được. Hiện nay, các nhà khoa học ở VNCCAQMN chỉ có thể tiến hành trên một số loại cây “nhà nghèo” như cam, bưởi, xoài, nhãn.

Cũng có ý kiến đề xuất giải pháp củng cố đê bao để vừa ngăn lũ, vừa ngăn mặn nhưng xem ra giải pháp này cũng khó. Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Thủy lợi Tiền Giang, làm đê biển ngăn mặn chỉ có thể hiệu quả với cây lúa và một số cây trồng khác chứ không thể giúp sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… tồn tại, vì các loại cây ăn trái này chống chịu mặn rất yếu. Chỉ cần một mùa bị ảnh hưởng nước mặn là các loại cây trồng này coi như “tiêu đời”.

C.Thành - H.Hưng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang