• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đà Lạt: Liệu có vực dậy cây atisô đặc sản?

Nguồn tin: Đà Lạt, 19/03/2010
Ngày cập nhật: 22/3/2010

Trong hơn nữa tháng qua, nhà vườn Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch cây atisô – một trong những cây đặc sản của thành phố du lịch ở Nam Tây Nguyên. Bất ngờ trong các ngày từ 7 – 16.3, giá atisô được thu mua ngay tại vườn đã tăng lên trên 50% so với ngày thường. Tuy nhiên, chỉ cách nay chừng khoảng nửa năm, sau một thời gian (kéo dài khoảng 2 năm) rớt giá thảm hại, nhiều người tỏ ra nghi ngờ rằng: Liệu cây đặc sản này của Đà Lạt có bị xoá sổ trong tương lai gần?

Chị Hoàng Thị Phương ở phường 12 (Đà Lạt), vùng atisô trọng điểm của Đà Lạt, nói: “Tôi không thể ngờ rằng 2 sào (2.000m2) atisô của tôi năm nay lại cho lãi ròng lên đến gần 100 triệu đồng. Năm trước, cũng diện tích này, gia đình tôi chỉ lãi không đến 10 triệu đồng, mà chủ yếu là lấy công làm lời”. Trong ba ngày qua (từ 14 – 16.3), giá atisô Đà Lạt đã tăng cao hơn nhiều so với vụ trước: bông tươi được bán ngay tại vườn với giá 17 – 19.000 đồng/kg, bông khô 130.000 – 150.000 đồng/kg, rễ khô 90.000 đồng/kg, thân khô trên dưới 70.000 đồng/kg. “Chưa năm nào atisô Đà Lạt cao giá như năm nay!” – chị Phương cho biết thêm. Như là có dự cảm, mùa atisô năm nay, nhà vườn ở vùng atisô trọng điểm của Đà Lạt – phường 12, trồng đến những 70ha (trong tổng số trên 90ha atisô của cả thành phố Đà Lạt), cao hơn 50ha so với tháng 2.2009. Theo Hội Nông dân phường 12, hai năm 1999 và 2000 được ghi nhận là thời kỳ “vàng son” của atisô Đà Lạt nhưng vùng trọng điểm phường 12 cũng chỉ có khoảng 50ha – chiếm 80% diện tích atisô toàn thành phố. Mặc dầu vụ này, diện tích và sản lượng atisô của phường 12 nói riêng và Đà Lạt nói chung đều tăng đáng kể so với năm 2009 nhưng nhà vườn vẫn không có đủ hàng để cung cấp cho thị trường, đặc biệt là thị trường ngoài tỉnh.

Ở VN, cây atisô chỉ trồng được chủ yếu tại Đà Lạt (và một ít ở Sapa). Ở Đà Lạt, loại cây đặc sản này được trồng chính tại phường 12. Những năm trước đây, như trên đã nói, giai đoạn 1999 – 2000 được xem là thời kỳ “vàng son” của atisô Đà Lạt nhưng diện tích atisô của cả thành phố cũng chỉ chưa đến 70ha. Đặc biệt, trong 2 năm 2008 – 2009 vừa qua, vì giá atisô xuống quá thấp (chỉ vài nghìn đồng một kg) nên nhiều hộ nông dân vùng atisô trọng điểm của Đà Lạt đã nhổ bỏ để chuyển sang trồng hoa (đặc biệt là hoa cát tường – mặt hàng sáng giá trong giai đoạn này). Chị Hoàng Thị Phương kể: “Giai đoạn đó, trong 2 sào atisô truyền thống của gia đình tôi cũng phải chuyển 1,5 sào sang trồng hoa. Nửa sào atisô còn lại chủ yếu là dùng làm thực phẩm cho gia đình”. Cả Đà Lạt, vùng atisô chủ yếu của VN, vào đầu năm 2009 chỉ còn không đến 30ha atisô; nhiều hộ nông dân trồng atisô truyền thống ở Đà Lạt đã quay lưng với loại cây đặc sản này.

Hiện tại, trước hiện tượng giá atisô tăng đột biến, nhiều người tỏ ra lạc quan: Vậy là atisô Đà Lạt đã tìm lại vị thế của mình trong bản đồ giống cây trồng của thành phố Đà Lạt (!). Đây là nhận định có phần chủ quan, mặc dầu vẫn có cơ sở, nhưng không vững chắc. Bởi trong thực tế, ngay cả lúc giá cả xuống thấp, cây atisô Đà Lạt chưa bao giờ bị đánh giá thấp. Hiện tại, cả Đà Lạt có trên 30 cơ sở chế biến atisô thành dược phẩm và trà thảo dược. Bên cạnh đó, hồi năm 2006, thông tin về một đầu bếp người nước ngoài chế biến món ăn mới mang tên “soup ngao và hoa atisô với nấm đen” tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 khiến cho mặt hàng atisô Đà Lạt càng trở nên sáng giá. Thêm nữa, ngay sau đó – năm 2007, đề tài nghiên cứu “Xây dựng công nghệ ly trích hợp chất có hoạt tính sinh học trong dược liệu atisô với hiệu suất cao” của Viện Công nghệ hoá học (do Phó GS - TS Nguyễn Ngọc Hạnh chủ trì) với kết luận atisô Đà Lạt có chứa hoạt chất phòng và trị bệnh ung thư đã mở ra một triển vọng mới cho loại cây trồng này của Đà Lạt. Trên cơ sở nghiên cứu này, ngành dược Lâm Đồng đã đầu tư mở rộng sản xuất và chế biến các loại dược thảo từ cây atisô Đà Lạt trong vòng 2 năm qua và sản phẩm của ngành dược Lâm Đồng rất được ưa chuộng trên thị trường. Đó là chưa kể việc từ trước đến nay, các loại thức ăn gia đình và trong các nhà hàng sang trọng được chế biến từ atisô luôn được xem là thứ thức ăn cao cấp. Như vậy, cái “nền” để người dân Đà Lạt mở rộng vùng atisô về lý thuyết là luôn vững chãi nhưng trong thực tế, diện tích atisô ở đây trong hai năm vừa qua bị thu hẹp đáng kể là chuyện rất đáng bàn. Điều này cũng nói lên rằng, việc giá atisô Đà Lạt tăng lên một cách bất thường trong những ngày gần đây chưa hẳn là điều kiện cần và đủ để cây atisô Đà Lạt được vực dậy và mang tính bền vững.

Vậy, cây atisô Đà Lạt cần những điều kiện gì? Theo các nhà vườn, họ đang cần chính quyền quy hoạch cho Đà Lạt một vùng chuyên canh cây atisô, thay những giống cũ đã thoái hoá bằng những giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn, có chính sách hỗ trợ nông dân một cách hợp lý… và đặc biệt là cần có đầu ra một cách ổn định trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển bền vững.

KHẮC DŨNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang