• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bạc Liêu: “Cuộc chiến” giữa tôm và lúa

Nguồn tin: Báo Kinh tế nông thôn, 17/03/2010
Ngày cập nhật: 19/3/2010

Chưa bao giờ chuyện tranh chấp mặn - ngọt lại diễn ra gay gắt và quyết liệt như trong vụ sản xuất tôm và lúa năm nay của tỉnh Bạc Liêu. Người làm lúa thì canh cánh nỗi lo bị nước mặn xâm nhập đe dọa, kẻ nuôi tôm đau đáu chờ con nước lên vì không có nước mặn để bơm. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi người nuôi tôm tại huyện Giá Rai đòi đập cống để lấy nước mặn cứu tôm!

Xả mặn cứu lúa!

Cội nguồn của mâu thuẫn này bắt đầu từ khi nông dân trong tỉnh Bạc Liêu đồng loạt xuống giống vụ lúa đông xuân, vụ lúa không được ngành nông nghiệp khuyến khích vì có nhiều nguy cơ về sâu bệnh, thiếu nước tưới. Bất chấp khuyến cáo, gần 44.000 ha được đưa vào sản xuất lúa vụ ba với nhiều hy vọng sẽ trúng mùa được giá lúc cuối vụ. Ngay từ đầu tháng 2/2010, khi trà lúa mới được trên 1 tháng tuổi đã xảy ra tình trạng thiếu nước ở một vài địa phương, nhất là tại huyện Hòa Bình, khi hệ thống các kênh nội đồng đã bị bồi lắng, cộng với mực nước ngày càng xuống thấp do nắng hạn nên việc lấy nước phục vụ tưới tiêu càng trở nên khó khăn.

Trong 2 đợt xâm nhập mặn vào ngày 16 và 22/2/2010, nước mặn đã lấn sâu vào vùng ngọt ổn định với độ mặn cao nhất lên đến trên 6%. Khi được ngành nông nghiệp khuyến cáo có nước mặn xâm nhập, nhiều hộ dân buộc phải ngưng bơm nước dù lúa đang khát cháy dưới nắng. Còn những hộ trót bơm nước mặn đành ngậm ngùi nhìn lúa đang ngậm sữa trổ bông èo uột. Khi đó người làm lúa đổ lỗi cho việc điều tiết nước mặn phục vụ nuôi trồng thủy sản của tỉnh quá mạnh tay.

Để cứu trà lúa đông xuân đang trong giai đoạn làm đòng, chuẩn bị trổ bông, các địa phương có diện tích lúa bị ảnh hưởng của tỉnh Bạc Liêu như: Phước Long, Giá Rai, Hòa Bình đã đồng loạt đề nghị xả cống để xổ nước mặn. Trước thực trạng trên, Ban chỉ đạo điều tiết nước của tỉnh phải cho mở một số cống ngăn mặn dọc theo Quốc lộ 1A để xả nước mặn, kéo nước ngọt về pha loãng khối mặn xâm nhập. Động thái này kết hợp với việc tập trung bơm tát nước mặn tại các đập thời vụ đã nhanh chóng khắc phục được tình trạng xâm nhập mặn, cứu lúa khỏi nguy cơ thiệt hại nặng nề về năng suất do nhiễm mặn. Cũng chính từ đây, mâu thuẫn giữa hai vùng mặn, ngọt phát sinh khi Ban điều tiết nước hạn chế việc điều tiết nước mặn do lo sợ nước mặn xâm nhập vào vùng ngọt ổn định.

“Vô tình” giết chết tôm!

Ông Nguyễn Văn Còn, nguyên Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 18, xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai cho biết: “Người dân trong ấp rất bức xúc vì tôm chết từng ngày mà không có nước mặn để bơm. Đầu vụ sản xuất năm nay, ông Còn thả trên 100.000 con giống trên gần 5ha vuông tôm. Đến nay tôm mới được khoảng 2 tháng tuổi nhưng ông buộc lòng phải thu hoạch để bán xô với giá 40.000 đồng/kg. Ông cho biết, nếu không thu hoạch để bán đổ, bán tháo thì sẽ trắng tay vì tôm chết rất nhiều do thiếu nước.

Theo chân ông Còn ra ngoài vuông tôm, đi chưa đến 100m mà ông đã vớt lên rất nhiều xác tôm chết, tôm nổi đầu dạt vào bờ do bị sốc nắng. Chỉ tay xuống ao tôm ông ngậm ngùi: “Bây giờ mực nước chỉ còn vài tấc, cộng với cái nắng như đổ lửa thì tôm làm sao sống nổi. Tôi đã cho nạo vét ao, đường dẫn nước nhưng vẫn không có nước để bơm”. Như minh chứng cho lời nói của mình, ông Còn dẫn tôi lại gần chiếc máy D15 dành riêng cho việc bơm nước. ông cho máy chạy ầm ầm nhưng chưa đầy 5 phút nước trong đường dẫn đã cạn khô. ông Nguyễn Thành Lâm, người nuôi tôm cùng ấp cười xòa: “Bơm làm chi anh ơi, chỉ toàn nước phèn và nước sình không hà”. Ông Còn cay đắng đáp: “Thà bị nước phèn mà tôm nó chết chậm còn hơn là bị nướng khô dưới nắng”.

Ấp 18, xã Phong Thạnh A nằm dọc tuyến kênh Giá Rai - Phó Sinh, con kênh có chiều ngang trên 40m. Mặc dù kênh lớn nhưng do cống ngăn mặn giữ ngọt tại Giá Rai không mở nên mực nước bên trong rất thấp. Dọc theo bìa phải của con kênh này là địa bàn của xã Phong Tân, địa phương chuyên sản xuất lúa, chính vì thế việc điều tiết nước tại con kênh này càng trở nên khó khăn. Bên trái tuyến kênh, tôm đang khát nước mặn và chết dần chết mòn, trong khi bên phải là hàng ngàn hécta lúa đang trổ. Bài toán phân tranh mặn - ngọt xem ra ngày càng nan giải, buộc ngành nông nghiệp phải tính toán thấu đáo để giảm thiểu thiệt hại cho dân.

Trên 620.000 ha lúa đông xuân vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng mặn

Khô hạn, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt tại các tỉnh ĐBSCL, nhiều nơi nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền đến 70 km. Theo dự báo, cuối tháng 3, đầu tháng 4, nắng hạn, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt. Nhiều khả năng trên 620.000 ha lúa trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không có những giải pháp căn cơ.

Ông Lương Ngọc Lân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu cho biết, nếu đúng như dự báo, Bạc Liêu sẽ có trên 20.000 ha bị ảnh hưởng mặn đầu vụ hè thu. Con số này tại Long An là 50.000 ha, Sóc Trăng 40.000 ha, Hậu Giang 30.000 ha, Kiên Giang 120.000 ha, Đồng Tháp 80.000 ha...

Châu Khánh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang