• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nguy cơ lây lan bệnh lùn sọc đen gây hại lúa tại Thái Bình và Nam Định

Nguồn tin: Kinh tế nông thôn, 12/03/2010
Ngày cập nhật: 15/3/2010

Bệnh lùn dọc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc và bắt đầu xuất hiện ở nhiều tỉnh nước ta từ vụ mùa 2009. Tại khu vực đồng bằng sông Hồng, hai tỉnh Thái Bình và Nam Định bị vàng lùn nặng đang ra sức phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này.

Căn bệnh nguy hiểm

Lùn sọc đen đã gây hại nặng ở các tỉnh Quảng Châu, Quảng Tây và đảo Hải Nam (Trung Quốc) từ năm 2004. Các nhà chức trách Trung Quốc đã từng lên tiếng cảnh báo về mức độ lây lan và gây hại của căn bệnh này là rất lớn. Nghệ An là tỉnh đầu tiên của cả nước phát hiện trên 7.000 ha nhiễm bệnh lùn sọc đen và hơn 5.000 ha mất trắng vào vụ mùa 2009. Riêng tỉnh Thái Bình, các huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thuỵ và Kiến Xương cũng đã có gần chục ngàn ha bị nhiễm bệnh này và có tới trên 3.600 ha tại Tiền Hải mất trắng hoặc cho thu hoạch không đủ công gặt.

Hiện, Thái Bình đã cơ bản gieo cấy xong toàn bộ trên 83 ngàn ha lúa xuân trong tháng 2, tuy nhiên, cây mạ chưa kịp bén rể thì dịch bệnh nguy hiểm đã tràn tới. Nhiều địa điểm của tỉnh có diện tích lúa xuân với triệu chứng lùn cây, lá xoắn, rách mép lá, đẻ nhánh dị dạng. Tính đến ngày 6/3, toàn tỉnh Thái Bình đã xuất hiện bệnh lùn sọc đen. Bệnh nguy hiểm này đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa của nông dân tỉnh Thái Bình vụ Xuân 2010.

Trước thực trạng tỉnh bạn đang phải gồng mình đối phó với dịch bệnh nguy hiểm thì tại Nam Định hầu hết lãnh đạo, cán bộ nông nghiệp tỉnh, huyện mấy ngày nay thường xuyên phải xuống đồng, túc trực theo dõi diễn biến của bệnh và đề ra nhiều giải pháp cấp thiết nhằm ngăn chặn bệnh lùn sọc đen tràn về tỉnh. Trước đó, vụ mùa 2009, bệnh lùn sọc đen đã làm toàn toàn tỉnh Nam Định mất trắng 8.100 ha lúa. Theo thông báo của Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Nam Định, ngày 03 và 04/3, trên các trà lúa của tỉnh đã xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng trưởng thành, mật độ rầy trưởng thành nơi cao 5 - 7 con/m2, cục bộ 15 - 20 con/m2. Các loại rầy này xuất hiện ở các huyện phía Nam tỉnh như: Minh Châu, Hoành Sơn, Giao Lạc, Giao Long (Giao Thủy); Nghĩa Hải, Nghĩa Hùng, Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng); Hải Lộc, Hải Xuân (Hải Hậu). Đến ngày 08/3, kiểm tra cho thấy tại những ruộng chưa phòng trừ , mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng di trú trung bình 0,5 - 0,7 con/m2, cao 5 - 7 con/m2 và tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển. Thống kê của Chi cục bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, đến ngày 10 và 11/3, mật độ rầy ở các ruộng vẫn không thay đổi và đã chỉ đạo phun thuốc trừ rầy được 14.500 ha/26.650 ha.

Đề cao cảnh giác

Trước diễn biến nguy hiểm của bệnh lùn sọc đen, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo Cục BVTV phải nhanh chóng hoàn thiện bản hướng dẫn theo dõi, cách phòng trừ, phun thuốc nào để trừ rầy cho nông dân biết trong tuần này. Tỉnh Nam Định có mật độ rầy 1 con/m2 thì phun thuốc diệt. Ngày 10/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp&PTNT Bùi Bá Bổng ký quyết định cấp (không thu tiền) 14 tấn thuốc trừ rầy cho tỉnh Thái Bình phun trên toàn tỉnh. Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng đã có quyết định về việc công bố dịch vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa xuân năm 2010 và UBND tỉnh sẽ hỗ trợ 100% tiền giống cho các diện tích lúa phải gieo cấy lại (nếu bệnh sẽ nặng thêm phải phá bỏ).

Các ngày 04 và 08/3, Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Nam Định liên tục ra thông báo chỉ đạo: Trong thời gian tới rầy tiếp tục di trú và tăng mật độ, nguy cơ truyền bệnh lùn sọc đen gây hại lúa là rất cao. Ngòai việc tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các phòng, ban, trạm trong tỉnh... cần tổ chức phòng trừ cho những diện tích có mật độ rầy trưởng thành lớn hơn 1 con/m2 bằng cách pha hỗn hợp một trong các loại thuốc Bassa 50EC, Azora 350EC, Superista 25EC...

Tuy nhiên, việc phun trừ rầy ở các địa phương của tỉnh Nam Định đang diễn ra thực trạng chậm trễ, thờ ơ với bệnh của người dân. Nhiều xã viên chưa hiểu rõ tính chất nguy hiểm của rầy là đối tượng trung gian truyền bệnh lùn sọc đen. Hơn nữa, một số cửa hàng bán thuốc BVTV tận dụng cơ hội này để bán các loại thuốc không đảm bảo chất lượng.

Theo ông Trần Văn Hội, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Nam Định, do hầu hết diện tích lúa cấy muộn hơn so với các tỉnh khác nên rầy nâu cũng chưa xuất hiện nhiều trên lúa. Theo ông Hội, nhân tố nguy hiểm nhất để gây bệnh lùn sọc đen là rầy di trú. Tức là rầy sống từ cỏ khô, gốc mạ hoặc các tỉnh lân cận cận bay đến chứ không phải rầy xuất hiện từ đất lúa. Xác định nhân tố nguy hiểm là rầy di trú nên Chi cục BVTV đã tham mưu cho Sở chỉ đạo người dân tập trung phòng trừ rầy di trú.

Trước diễn biến nguy hiểm của vi rút mang bệnh lùn sọc đen đã ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người nông dân. Tại Nam Định, nhiều vùng đang xảy ra hiện tượng lúa bị lùn do phun thuốc trừ sâu không đúng cách hoặc cấy mạ yếu nhưng nông dân lại nghĩ đây là bệnh lùn sọc lá. Chi cục BVTV tỉnh Nam Định khuyến cáo, người dân không nên quá lo lắng trước diễn biến của bệnh lùn sọc đen. Nếu có biểu hiện bệnh lùn cần thông báo cho cán bộ nông nghiệp để xác định loại bệnh chứ không tự ý mua thuốc phòng trừ cho lúa.

Virus lùn sọc đen xuất hiện do môi giới truyền là rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ. Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen. Nguyên tắc phòng bệnh là tiêu hủy triệt để nguồn bệnh, chăm sóc cho cây lúa sinh trưởng khỏe, bảo vệ cây lúa chống rầy xâm nhập và truyền bệnh, phòng bệnh phải mang tính cộng đồng...

Duy Phong

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang