• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: Vụ lúa đông xuân 2010 - Hứa hẹn trúng mùa, được giá

Nguồn tin: Tuổi Trẻ, 20/02/2010
Ngày cập nhật: 22/2/2010

Vụ lúa đông xuân năm nay ở ĐBSCL hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu. Tình hình xuất khẩu gạo cũng nhiều thuận lợi do nhu cầu thế giới tăng mạnh. Nhưng liệu trúng mùa nông dân có bán được giá? Giáo sư Võ Tòng Xuân đã nhận định về tình hình vụ lúa đông xuân tại ĐBSCL với nhiều tín hiệu vui đối với người nông dân đầu năm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết:

- Tôi vừa khảo sát nắm tình hình sản xuất lúa đông xuân ở ĐBSCL, vụ này toàn vùng xuống giống 1,6 triệu ha lúa. Dịch bệnh được kiểm soát nên dịch hại không đáng kể, thời tiết lại thuận lợi. Hiện phần lớn diện tích lúa đang giai đoạn làm đòng và phát triển rất tốt, một số nơi đã thu hoạch. Chắc chắn nông dân mình có một vụ lúa bội thu.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Philippines, châu Phi, kể cả miền nam Thái Lan gặp thiên tai, thậm chí mất mùa làm giảm sản lượng lúa đáng kể. Do đó khả năng xuất khẩu gạo của một số nước bị hạn chế, trong khi nhiều nước phải tăng lượng gạo nhập khẩu.

* Như vậy, cùng với trúng mùa, khả năng người trồng lúa sẽ được lợi nhuận khá cao?

- Chưa hẳn vậy. Hi vọng giá lúa sẽ tăng, nhưng tăng tới mức nào và đem lại cho nông dân lợi nhuận nhiều hay không là chuyện khác bởi còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn chúng ta có giành được hợp đồng, thời điểm và giá ký hợp đồng xuất khẩu. Kế đến là khâu tổ chức thu mua, tiến độ và định giá thu mua gạo của các doanh nghiệp (DN) trong Hiệp hội Lương thực VN (VFA).

ĐBSCL là vựa lúa xuất khẩu của cả nước nhưng hệ thống sản xuất và lưu thông lúa gạo vốn tồn tại nhiều điều bất hợp lý.

Thực tế thương lái đứng ra mua lúa của nông dân đem về bán cho DN xay xát, DN xay xát bán gạo xô cho DN chế biến, sau đó gạo thành phẩm mới tới tay đơn vị xuất khẩu. Hạt gạo qua quá nhiều tầng nấc trung gian trước khi được bán ra nước ngoài nên người trồng lúa hưởng lợi rất ít.

Trong chuỗi sản xuất chế biến tiêu thụ lúa gạo, nông dân đảm trách 60% công việc, giới kinh doanh chỉ làm 10% công việc nhưng lại hưởng thường trên 70% giá trị gia tăng.

* Nhưng mới đây Chính phủ có chính sách mua lúa đảm bảo cho nông dân có lãi từ 30%?

- Tôi cho rằng với lợi nhuận 30% vẫn chưa đảm bảo cuộc sống cho người trồng lúa.

Tôi lấy ví dụ: một gia đình ở nông thôn làm 6 công ruộng (6.000m2), nếu trúng mùa được giá họ lãi 1,5 triệu đồng/công. Thu nhập trong thời gian bốn tháng, tính từ khi cày bừa... đến lúc bán được lúa chỉ 9 triệu đồng làm sao đủ sống? Trong khi đơn vị xuất khẩu có thể lãi vài ngàn đồng trên mỗi ký lúa chỉ trong thời gian ngắn.

* Theo giáo sư, cơ chế điều hành và phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu gạo như vừa qua đã gây thiệt thòi cho nông dân?

- Đúng vậy. Việc phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu do VFA. Lâu nay hai tổng công ty của VFA luôn được phân bổ số lượng rất lớn. Thường sau khi được phân bổ hợp đồng, các đơn vị của họ mới tiến hành thu mua gạo. Nhiều đơn vị không cần mở nhà máy xay xát chế biến, kho trữ, họ chỉ cần đặt mua gạo từ các DN chế biến là có đủ số lượng cần xuất khẩu. Thường để giảm chi phí lưu kho, lãi suất vay ngân hàng, họ chỉ khởi sự thu mua gạo khi gần tới đợt giao hàng.

Do đó tiến độ tiêu thụ, đặc biệt là giá lúa gạo tại ĐBSCL phụ thuộc rất lớn vào mức giá, vào thời điểm quyết định triển khai thu mua của các đơn vị này. Vào thời điểm thu hoạch, họ chỉ ngưng mua vài ba ngày là giá lúa giảm ngay...

Trong khi đó, tuy ở ngay vùng nguyên liệu nhưng các đơn vị kinh doanh lương thực của các tỉnh ĐBSCL lại được phân bổ chỉ tiêu khá khiêm tốn nên khả năng thu mua của họ bị hạn chế, không đảm bảo việc tiêu thụ lúa kịp thời cho nông dân.

Đấy là nguyên nhân làm giá cả, đầu ra lúa gạo thường không ổn định, nhiều lúc giá xuống thấp khiến lợi nhuận của nông dân đạt thấp.

* Vậy để người trồng lúa có lợi nhuận cao, theo giáo sư, cần phải làm gì?

- Nhu cầu và giá gạo trên thế giới tăng đòi hỏi cơ quan quản lý điều hành và DN phải có sự phối hợp kịp thời để tranh thủ xuất khẩu gạo được giá cao.

Cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho mọi DN tìm kiếm khách hàng, thị trường để có thêm nhiều hợp đồng thương mại, đồng thời cải tiến khâu thu mua nhằm tránh thua thiệt cho nông dân.

* Còn về lâu dài, để giúp người trồng lúa có lợi nhuận ổn định, để không còn nghèo?

- Trước hết, cần phải tổ chức lại sản xuất trên cơ sở tập hợp nông dân sản xuất theo từng tổ hợp tác, từng hợp tác xã. Đồng thời quy hoạch lại từng vùng nguyên liệu tập trung canh tác áp dụng kỹ thuật cao và có sự gắn kết với DN trong khâu chế biến, tiêu thụ. DN có vùng nguyên liệu tập trung được tự do ký kết hợp đồng xuất khẩu.

Song song đó phải thay đổi cơ chế điều hành xuất khẩu gạo sao cho minh bạch, phù hợp thực tế. Đối với hợp đồng xuất khẩu tập trung số lượng lớn thì có thể phân bổ cho từng tỉnh. Còn lại nên hỗ trợ DN chủ động tìm kiếm khách hàng và xuất khẩu không hạn chế số lượng.

Chúng ta sớm tiến hành xây dựng thương hiệu gạo. Ngoài thương hiệu chung, mỗi DN cũng nên có thương hiệu riêng, nhãn hiệu hàng hóa riêng trên cơ sở vùng nguyên liệu mà mình liên kết sản xuất với nông dân.

Nhà nước cần hỗ trợ DN như đầu tư kho chứa, hệ thống xay xát; đối với nông dân thì chuyển giao kỹ thuật canh tác, cho vay vốn sản xuất, đầu tư công nghệ thu hoạch, máy móc phục vụ sản xuất...

ĐỨC VỊNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang