• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hỏi chuyện "Hai Lúa" đi chợ xa bán máy

Nguồn tin: BBĐ, 25/10/2005
Ngày cập nhật: 28/10/2005

Được tin một nông dân Bình Định là anh Đào Kim Tường - tác giả của chiếc máy bóc vỏ đậu phộng đã được trao giải Nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ nhất và được mời tham dự Chợ thiết bị - công nghệ Việt Nam 2005 tại TP Hồ Chí Minh, chúng tôi vội tìm đến tận nhà chàng "Hai Lúa" này ở thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ để hỏi chuyện về chuyến đi chợ xa đáng nhớ của anh.

* Bóc tay mỏi quá nên "nghĩ" ra cái máy

Chúng tôi về Phước Thọ khi lúa trên đồng bắt đầu ngậm sữa, thấp thoáng trên thảm lúa xanh mướt là những cánh cò trắng nhẩn nha, không gian sực nức mùi ngai ngái của đất ẩm, mùi nồng nồng của phân trâu bò…

Ở cái làng quê hẻo lánh này, dường như nhịp sống nông nghiệp vẫn còn êm ả lắm, chưa bị khói bụi của cơ giới hóa nông nghiệp làm cho thay hình, đổi dạng. Hỏi thăm đường vào nhà Chín Tường, tất cả nam, phụ, lão, ấu gặp trên đường dầu cách xa đến vài cây số đều biết và nhiệt tình chỉ bảo: "Chín Tường làm máy đậu chứ gì! Hổm rày lên ti vi miết! Nhà ở chỗ quẹo cây me đó!"

Nhà Chín Tường cũ và hơi tuềnh toàng, ở gian thờ và cũng là phòng khách đặt chễm chệ một bộ sa lông bọc da màu đỏ mới cứng, có vẻ hơi lạc điệu với bộ giường, tủ gỗ đã phai màu vẹc-ni.

Tui vốn là thợ mộc - Chín Tường bắt đầu câu chuyện - lúc rảnh cùng gia đình làm nông, năm 1988 nhà tui thu hoạch đậu phộng nhiều lắm, bà con xung quanh cũng vậy. Thu hoạch rồi thì phải sơ chế, ngày đó ai cũng bóc đậu bằng tay, vừa chậm mà lại đau tay, vậy là tui nghĩ ra một dụng cụ gọi là cối xạc đậu bằng gỗ cho gia đình dùng thử. Thấy sử dụng thuận tiện và đạt năng suất cao hơn bóc tay nên vợ con ưng lắm, bà con xung quanh cũng bắt chước sử dụng. Một thời gian sau, thấy cối xạc đậu còn phải tốn nhiều công quá, tui bèn nghĩ cách gắn thêm cho cối một mô tơ chạy dầu, một quạt gió và hệ thống máng thoát vỏ…, tất cả đều tận dụng từ các loại phế liệu như mô tơ máy bơm cũ, phụ tùng xe đạp, gỗ ván tạp… nên giá thành cực kỳ rẻ.

* Nghỉ nghề bóc đậu thuê để sản xuất máy

Chín Tường kể tiếp: Máy vận hành tương tự như máy xay xát lúa: đầu tiên đậu được bỏ vào cối, mô tơ quay làm vỡ vỏ đậu, phần nhân đậu nặng nên rơi xuống sàng, phần vỏ đậu nhẹ hơn bị quạt gió thổi ngược lên một máng gỗ, sau đó phần vỏ có lẫn hạt lép được phân loại tiếp bằng đoạn giật cấp nhỏ nơi đầu máng trước khi phun ra ngoài. Máy làm xong, vận hành thử, thấy trong một giờ mà nó bóc được cả tấn đậu, bằng bốn mươi công bóc trong một ngày, tui mừng lắm, vậy là mùa đậu năm đó chạy máy bóc đậu thuê cũng được khá tiền.

- Đó là vào năm nào?

- Là vào khoảng năm 1995, đến mùa đậu năm sau bà con không chỉ đến thuê tui bóc đậu nữa mà có người còn đặt tui làm cho một cái máy, thế là tui nghỉ nghề thợ mộc, nghỉ luôn nghề bóc đậu thuê mà bắt tay vào nghề sản xuất máy. Từ đó đến nay, tui làm ra chắc cũng ngót trăm cái máy như vầy rồi..., Tây Sơn, Phù Cát của tỉnh mình, Gia Lai, Đắc Lắc… đủ cả, mọi người đồn nhau rồi tự tìm tới chứ tui chẳng phải đi đâu cả!

- Làm ra nhiều máy, chắc bán được nhiều tiền phải không anh Chín?

- Đâu có! Anh tính coi: mỗi cái máy như vầy tui làm mất hơn nửa tháng, bán với giá 4 triệu, trừ tiền vốn hơn 1 triệu, còn lại hơn 2 triệu, coi như trả công lao động cho mình, mỗi năm thu về hơn hai chục triệu cũng chỉ vừa đủ xoay xở cho 4 đứa con ăn học.

- Nghe nói anh vừa đi chợ xa bán máy?

- Đúng rồi, chuyện vui lắm anh! Bữa trước, đợt tỉnh mình tổ chức chợ thiết bị công nghệ thì tui hổng hay biết, khi Hội Nông dân tỉnh phát hiện ra tui biết làm máy bóc đậu thì chỉ còn 3 ngày nữa là khai mạc chợ, thế là chợ gần mà đi không được! Sau đó mấy anh bên Hội Nông dân và Sở Khoa học -Công nghệ tỉnh tích cực giúp tui đăng ký tham gia Hội thi sáng tạo của nhà nông toàn quốc ở Hà Nội và Chợ thiết bị công nghệ ở TP Hồ Chí Minh. Chiếc máy của tui cũng được mấy ảnh lo chuyên chở đến chợ, toàn bộ tiền tàu xe, ăn ở đều được nhà nước lo hết, thiệt chưa bao giờ tui được may mắn như thế này.

- Và ở chợ này anh đã bán được máy?

- Bán được chớ! Nhưng điều làm tui ngạc nhiên nhất không phải là ở việc mình bán được máy mà là ở cách họ mua cái máy của tui. Chu choa, trang trọng, rườm rà lắm! Có nhiều người cùng chứng kiến, có cả người làm trọng tài, rồi quay phim, chụp hình nhiều lắm, tui dè số tiền chi phí cho quay phim chụp hình chắc lớn hơn số tiền bán máy của tui đó, mình là nông dân, cuộc sống tằn tiện theo kiểu hột cũ đổi hột mới quen rồi, thấy hội hè linh đình như vầy tui rất ngại.

* Sẽ làm một cái máy lảy bắp hột giá rẻ

- Xem báo, thấy mọi người gọi các anh là những nhà khoa học… chân đất, anh thấy sao?

- Ui không! Tui trước sau chỉ là một nông dân, do nghèo quá mà phải chăm chỉ lao động, rồi từ cái khó nó ló cái khôn mà thôi, tui chỉ mới học hết lớp 5 tiểu học, làm sao dám nhận mình là nhà nghiên cứu, sáng chế này nọ, may mà Nhà nước tạo điều kiện cho đi tham quan học hỏi như vầy tui rất ưng. Đến nơi thấy nhiều sản phẩm của các bạn nông dân khác, tui nghĩ mình cũng có thể làm được những thứ đó, ví dụ như giờ tui dự định sẽ làm một cái máy lảy bắp hột tương tự như cái máy trong chợ công nghệ nhưng có giá thành rẻ hơn cho hợp với túi tiền của nông dân.

Nói thiệt với anh, lúc đầu được mời đi dự chợ công nghệ tui ngạc nhiên và thắc mắc lắm, bởi hồi giờ tui làm máy bán là làm lợi cho gia đình tui thôi, khi không ông Nhà nước lại đài thọ cho tui vô tận TP Hồ Chí Minh bán máy. Giờ thì tui đã hiểu ý Nhà nước muốn biểu dương những người nông dân chịu khó như tụi tui để khuyến khích tất cả mọi người biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống.

* Có ba việc cần làm ngay

- Anh Chín nè! Đi thành phố tham quan học hỏi đã đời rồi, giờ về nhà anh dự định làm gì?

- Có ba việc tôi cần làm ngay, đó là trả lời thư của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, họ muốn đưa tên tui vào mục người Việt Nam đầu tiên chế ra máy bóc đậu phộng, cái này chắc tôi phải nhờ mấy anh bên Hội Nông dân làm dùm, chứ đụng vào chữ nghĩa tui thấy mình hổng lưu loát; việc thứ hai là vừa rồi đi dự hội thi nông dân sáng tạo được tặng nguyên một bộ nồi I-nốc, nghĩ mình về mà nấu bằng than củi lem luốc thì uổng quá, vậy nên chắc phải làm ngay cái hầm Bi-ô-ga để má lũ nhỏ nấu ăn bằng nồi I-nốc cho sạch sẽ; còn việc thứ ba quan trọng hơn cả là động viên cho thằng con trai đầu vừa thi rớt đại học tiếp tục thi lại năm nữa, ít chữ như tui làm gì cũng khó anh ơi! À này, nếu anh chưa vội thì cảm phiền nán lại để chỉ dùm tui cách xài cái điện thoại di động này với, tui vừa mới sắm mà chưa biết xài...

Ngọc Diên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang